Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

THẾ CHIẾN - NORMANDIE BÃI ĐỔ BỘ - TRẦN VĂN TRUNG


Sau khi viếng CHAMPAGNE-ARDENNE ngày 08-9-2013, phái đoàn Việt-Nam, đa số từ phương xa đến (Mỹ, Úc, Hoà-Lan, Việt-Nam) tham dự cuộc du ngoạn Normandie, do Văn Phòng Liên Đới Xã Hội VN tại Paris tổ chức. Ngày 09-9-13, ghé PICARDIE, viếng Đô thị AMIENS, trước khi đến Normandie, nơi đổ bộ của Đồng minh lúc Thế chiến II.

I.- PICARDIE.

Picardie là một tỉnh xưa của Pháp, gồm nhiều vùng nhỏ : Le Vermandois, vùng Amiens le Valois, le Santerre, le Ponthieu, le Boulonnais và la Thiérache.

Thoạt tiên, từ 1185, Philippe Auguste  ngự trị một phần đất trong Trận chiến «Trăm năm  Pháp-Anh», sau đó là «Pháp-Bourgogne» (Franco-Bourguignonnes). Sau khi Charles le Téméraire chết năm 1477, Picardie nhập chung với  La Couronne. Kế đến, là nạn nhân của Thế Chiến I, với trận chiến 1914 (Course à la mer), 1916 (Somme) và 1918 (Montdidier).

a/- ĐỊA DƯ.

Về địa dư, Picardie ở giữa các vùng la Canche, l’Oise, le Thérain et le Bresle.Là một phần đất phía Bắc của Vịnh Parisien, Picardie  là cao nguyên có chất vôi phấn (craie), trên mặt đất có phủ lớp phù sa, thuận lợi cho canh tác (lúa mì, củ dền, và mía làm đường).

«LA SOMME» (80) là hành tỉnh của vùng Picardie, đô thị là Amiens, tỉnh lỵ các quận Abbeville, Montdidier, Péronne.Diện tích là 6.170 km2, dân số lối 550.000,tỉnh này trực thuộc Đại-học viện về văn hóa, và Toà Sơ Thẩm về Pháp chế tố tụng, với Đô thị Amiens, và phương diện quân sự với Lille.Sông Somme dài 245 km, chảy ra biển Manche, tại Vịnh «Baie de la Somme» là nơi kịch chiến tấn công thắng trận của lực lượng đồng minh Anh-Pháp tháng 11-1916, bảo vệ trận Verdun (Thế chiến I-1916), tại La Meuse (LORRAINE). Ngoài ra tháng 6- 1940, tại La Somme (Thế chiến II) đã xảy ra những chiến trận hãi hùng tàn khốc giữa Pháp và Đức.

b/- LƯỢC SỬ.

Lịch sử PICARDIE được tóm lược qua 5 thời kỳ :

1.- TỪ THƯỢNG CỔ ĐẾN TRUNG CỔ

--  200.000 trước TL : Nhân loại xuát hiện tại Picardie.
--  Từ 600 trước TL : Văn minh "Gauloise" bắt đầu.
Năm 250 trước TL : Dân Bỉ chiếm miền Bắc sông Seine, và lập các oppidums, tức thành phố bảo vệ quanh bởi hầm hố.
-- Năm 27 trước TL.Thành lập thành phố Samarobriva (tên La-tinh của : Amiens)
-- 481- 486 : Chiến thắng của vua CLOVIS, chúa tể dân Francs, và vua duy nhứt toàn nước Gaule, (Ông  được Thánh St..RÉMI phong vương tại Reims), và được gọi là vua tàn bạo Thiên chúa giáo đầu tiên (roi barbare catholique).Thời kỳ sản xuất bình lọ, và đặt tỉnh Aisne là đô thị dân Mérovingiens.
--  768.Charlemagne được phong vương dân Francs trong Đại Thánh Đường NOYON.
--  987- (2- 07) : Hugues Capet được phong vương.Dòng họ Capétiens được lập.
-- 1150 : Niên kỷ đầu tiên  Đại Thánh Đường Picardie tại NOYON  (Thánh Đường xưa nhứt).
-- 1186 : Hiệp ước BOVES  chia Picardie giữa  Vua  và Flandre.
-- 1272 : Do hôn ước , Ponthieu thành dân Anh.
-- 1328 : Vua Pháp Charles IV từ trần, không người kế vị.Philippe le Valois nối ngôi
-- Từ 1337 đến 1453 : Pháp và Anh hiềm khích xích mích do 2 nguyên nhân chánh :
yêu sách của  Anh đòi chiếm  ngôi vua Pháp do Edouard III  (Anh), và chiếm cứ các thị trấn giàu tại Flamande sản xuất nỉ, qua sự bang giao thương mãi với Anh.

2.- CHIẾN TRANH TRĂM NĂM GIỮA  PHÁP-ANH

Năm  1337 : Vua Philippe  Le Valois chiếm Guyenne và Ponthieu  vì vua Edouard III  phản bội. Vua này xâm chiếm St.Quentin và Laon.

Ngày 26-8-1346, Anh sang miền Bắc vùng Somme, đánh bại quân Pháp tại trận CRECY tại  Ponthieu.

--  1360  Pháp nhượng Ponthieu cho Anh.
-- 18- 8- 1429 :Sau  khi dự phong vương tại REIMS, Jeanne d‘ Arc hướng dẫn vua Charles V II  để long trọng vào Compiègne.
-- 23- 5-1430 : Jeanne d’ Arc bị Anh bắt giữ tại Margny- Les- Compiègne, và đưa đến  ROUEN để xử tội và thiêu sống.
-- 1435 : Hiệp ước ARRAS  chấm dứt chiến tranh giữa dân Bourguignons (hầu tước Bourgogne) và dân Armagnacs (hầu tước Orléans). Trước thời gian này nước Pháp bị phân chia thành 3 khối thuộc : Anh, Bourgogne và Pháp.
--  1461 : Cuộc tranh chấp Franco-Bourguignon lại được tiếp tục giữa các hậu duệ Charles le Téméraire, con của Philippe le Bon và Louis XI con của Charles VII.
-- Ngày 29- 8- 1475  : Anh và Pháp ký hiệp ước Picquigny một làng của vùng La Somme, chấm dứt chiến tranh 100 năm Pháp Anh.
-- 1483 : Charles le Téméraire chết, con gái kết hôn với một hoàng tộc Habsbourg, ký hoà ước ARRAS  hoàn trả Picardie  cho vương quốc Pháp.Hoà ước này không được tồn tại lâu đời.
-- 1519 :Charles Quint lên ngôi, tham vọng lấn chiếm đất miền Nam Hoà-Lan (Pays Bas).
-- 1529 : François 1er bị Charles Quint bắt làm tù binh, nên phải nhượng các tỉnh vùng La Somme.
-- 1557 ; Chiến tranh tàn khốc tại St.Quentin  giữa Philippe II, kế vị Charles Quint, vua Espagne và Henri II, con vua François 1er.

3.- CHIẾN TRANH TÔN-GIÁO, CÁC VƯƠNG QUỐC VÀ Y-PHA-NHO

Từ TK XV đến TK  XVIII , vùng  Picardie là nơi tranh chấp giữa giặc nội chiến, và ngoại xâm.
-- 1562- 1598 :Cuộc Tôn giáo chiến (guerre des Religions)  xảy ra,  đưa Picardie  vào giai đọan hãi hùng.
-- 1589 :Henri de Navarre, thành quôc vương  Pháp, sau khi khởi chiến với tư cách Thủ-lãnh đạo Tin-Lành, vương  hiệu là Henri IV. Kết hôn với bà Marguerite de Valois, tái thiết lại đồn lũy tại CREPY mà Ông đã nhiếu lần phá-hủy. Hoà ước NANTES  chấm dứt Tôn giáo chiến.
-- 1618- 1648 :Trận chiến Pháp - Y-pha-Nho bùng nổ.Miền Bắc Aisne và vùng Somme  bị  chiếm  cứ.
-- 7-11-1659 : Hoàn  đàm  ký  tại  Pyrénées hoàn trả Picardie cho Pháp.Các xưởng dệt thảm  được  lập  tại  Beauvais, và làm kiếng tại St. Gobain (Aisne).
-- 1- 10- 1.800 : Pháp Mỹ  ký thoả hiệp tại Mortefontaine.
-- 27- 3- 1.802 : Hoà ước Anh-Pháp  được ký kết tại Amiens.
-- Tháng 3- 1810 : Napoléon 1er đóng đô tại Compiègne  (60.200), tỉnh lỵ Oise.
-- 1846 : Napoléon III bị giam tù  5 năm tại Compiègne, giả dạng thợ hồ thoát, và cư ngụ tại nơi này.
-- 1870 : Trận giặc Pháp-Phổ (Đức xưa ) khởi chiến : Picardie  bị Phổ chiếm
--  1871 :  Jules Verne đến cư ngụ tại Amiens

4.- THẾ CHIẾN I và II

a. /.- THẾ CHIẾN I.

-- 3- 8- 1914 : Đức khai chiến với Pháp.
-- Tháng 9- 10-1914 :Phe Đức quốc xã chiếm  Picardie.
-- 1-7-1916 :Trận chiến thảm khốc  tại vùng La Somme :ngày đầu tiên chết hơn cả vạn người, đa số là gốc người Anh, khước từ quốc tịch họ.
Sau vài tháng, tử trận hơn 1 triệu 2 trăm ngàn người.Nạn nhơn đa số là tù binh, thương binh.
+ Lực lượng Đồng Minh tham dự Thế Chiến I Tại La Somme gồm lối 30 nước tham dự :
-- Pháp và thuộc địa (Burkina (Phi), Côte  d’ Ivoire, Guinée, Mali, Nigeria, Sénegal, Việt Nam, Madagascar, Algérie, Tunisie  và Maroc).
-- Vương quốc Anh  và liên hiệp Anh : Nam Phi, Australie, Canada, Tân Tây lan, Ấn độ, Birmanie, Pakistan, Barbados, Rhodésie Cộng hoà  Ái nhĩ lan).
-- Nga, Bỉ, Ý, Hoa kỳ, Trung-hoa, Ai cập.
-- Lính tình nguyện từ các nước khác : Y pha nho, Catalans, Roumanie, Thụy sĩ, Thụy điển, Monténégro …).
-- 1917 : Tướng Pháp NIVELLE  phản công  tại Chemin des Dames và thảm bại.Quân dội Pháp bị tử trận rất nhiều, vì chiến đấu dưới đường hầm.
-- 26-3- 1918 : Tại Doullens, Tướng FOCH và các tướng lãnh Đồng minh đoàn kết lập lực lượng dưới sự chỉ huy duy nhứt  của Tướng FOCH để chống sự tấn công của tướng Đức Ludendorff.
-- 27-4- 1918 : Quân đội Úc ngăn chận bước tiến quân Đức tại Villers-Bretonneux.
-- Ngày 11- 11- 1918 : Đồng Minh và Địch quân Đức ký hiệp ước đình chiến tại rừng  Compiègne, trảng Rethondes trong một wagon , chấm dứt Thế Chiến I.

b./- THẾ CHIẾN  II.

-- Tháng 5-1940 : Amiens lại bị Đức dội bom dữ dội, phá hủy hơn nữa gia cư. Nhưng Đại Thánh Đường Amiens vô sự. Đại tá De Gaulle định phản công tại Montcomet (Aisne).Nhưng Đức đã tiến qua khỏi vùng Somme.Tháng 6 phi cơ Đức phá hủy Beauvais. Đức chiếm St.Quentin (Đông Amiens). Dân chúng Pháp tản cư xuống phía Nam tại Compiègne lánh nạn.

Ngày 22-6-1940, HITLER  buộc Pháp ký hiệp ước Đình chiến tại COMPIÈGNE   trong một  wagon  FOCH  ( trả  đủa vụ 1918 ). Picardie  bị Đức chiếm cứ và  biến thành vùng cấm địa miền Bắc vùng SOMME.

Năm 1941 : Đức lập trại Tù Binh tại Royallieu

Ngày 27- 5-1944 : Amiens bị dội bom dữ tợn  và kháng chiến quân Pháp bị tiêu diệt.

Ngày 08-5-1945 : Đức đầu hàng lần cuối cùng, sau khi Đồng Minh giải phóng ST.Quentin, Amiens, Laon và  Compiègne

c./-- THẮNG CẢNH.

Những đặc cảnh các Thế Chiến I  và II  tại vùng  SOMME đuợc trình bày trong  viện Bảo Tàng PÉRONNE,một quận vùng SOMME, nay đã bị hủy diệt sau Thế Chiến I,sau khi được quân Úc giải phóng ngày 2- 9-1918.Viện Bảo Tàng lịch sử được Hội đồng Thành phố lập năm 1992.Những Nghĩa địa do các quốc gia đồng minh tham dự Thế Chiến I gồm các nước :Nam Phi, Anh, Pháp, Úc,Mỹ, Trung-Hoa …. và kể cả Đức quốc xã.

Tại Vùng Somme, gồm tất cả 410  Nghĩa trang Đồng Minh, 22  của Pháp và 14 của Đức. Ngoài ra còn có các Tiểu Giáo đường Pháp (Chapelle tại Rancourt), Thánh đường Notre Dame de Lorette (Pas de Calais) cạnh Nghĩa trang chôn 45.000 lính các nước thuộc địa Pháp xưa, đa số là Phi châu.Trên nghĩa địa, chỉ thấy hàng hàng lớp lớp Thập tự trắng, và phía sau Nhà Thờ, còn lưu giữ một quan tài  lính gốc Việt-Nam !

Được dịp nghe phụ huynh VN xưa kể lại là thời Thế chiến I, tại Việt-Nam, Pháp truyền  lịnh bắt dân sang Pháp để tham dự Đệ I Thế Chiến. Ở làng quê tỉnh Biên-hòa, khi trai tráng bị bắt thăm mộ lính, nếu rủi-ro dính trúng thăm, trước ngày Bác sĩ khám sức khỏe, tìm cách thoát nạn : Họ nhờ Thầy thuốc Nam  cho nhỏ một chất nước vào mắt, ngày hôm sau mắt sẽ đỏ lòm. Hoặc thoa ngoài bao da dịch hoàn một chất nước, là ngày hôm sau khi khám sức khỏe, sẽ sưng to.Như thế là miễn dịch, khỏi bị mộ bắt lính. Có người dám cả gan, chặt đầu ngón trỏ tay mặt, một lóng tay, thành tàn tật, để khỏi đi vì không bóp được cò súng để bắn giết giặc !. Còn con gia đình giàu tại Hậu giang, Có tiền của, thì lẫn trốn sang Tàu  để khỏi bị bắt lính đưa vào chổ chết.

Phái đoàn du ngoạn VN, vì thời gian hạn hẹp, không có dịp viếng các nơi nghĩa trang trên, chỉ tạo thêm mặc cảm buồn, mà chỉ xem thắng cảnh tại Amiens, đô thị vùng La Somme, PICARDIE.

1./- ĐÔ THỊ AMIENS.

Sau khi viềng  vườn  nho tại Epernay (Champagne), xe Văn Phòng Liên Đới Xã Hội Paris tiếp tục hành trình  trực chỉ đến Đô thị AMIENS  lúc 19 giờ, là thời gian bắt đầu mưa  nho nhỏ.Vì lo ngại trể giờ ăn chiếu nếu mất thì giờ cất hành lý tại khách sạn Balladins, nên phái đoàn đến thẳng nhà hàng Buffet  tên ROYAL LONGEAU, Zac Pôle Jules Verne tại quận Longeau (Amiens) kế cận khách sạn.Tiệm ăn do nữ chủ nhơn Tàu quản lý, thực khách mặc tình ăn tự do thoả thích, nhiều thức ăn tùy ý cá nhân. Có cả món chiên xào theo kiểu Tàu, Nhựt  nấu bằng chảo to lửa ngọn (Wok) với giá một bữa ăn tự do là 15 E mỗi người. Sau đó về khách sạn ngũ ngon, sau một  ngày hành trình xa mệt nhọc. !

Sáng  09- 09- 13, cùng nhau đến viếng Nhà Thờ Đức Bà  AMIENS.

ĐẠI THÁNH ĐƯỜNG AMIENS.

Giữa thời đại 1140 đến 1260, sự nhiệt tình thiết lập Thánh Đường tại Âu-châu rất sôi nổi. Riêng tại PICARDIE là đất thánh đã tập trung sự kiến thiết 6 Đại Thánh Đường, cất kiểu gô- tích  sang trọng, tại Amiens, Beauvais, Senlis, Noyon, Soisson và Laon.
Nhà Thờ Đức Bà AMIENS là một kiến trúc  duy nhứt, vĩ đại trên hoàn cầu.
Năm 1981, được UNESCO liệt hạng kỳ công kiệt tác của nhơn loại, Đại Thánh Đường Amiens  là một kiến trúc tham vọng nhứt tại Pháp và thời Trung-cổ, và là một kiểu mẫu để thiết lập các Thánh Đường khác.
Khởi sự xây cất từ 1220, dưới sự hướng dẫn Đức  Hồng- Y Evrard de Fouilloy, đại công tác này được hoàn thành  vào năm 1288, tức gần 70 năm sau, do các Kiến Trúc sư danh tiếng Pháp hợp tác.

Những dữ- kiện sau đây chứng minh sự kiến trúc vĩ đại của Nhà Thờ Đức  Bà AMIENS :.

-- 7.700 m2 về diện tích, 200.000 m3 về thể tích bên trong  Nhà Thờ (2 lần lớn hơn Nhà Thờ Đức Bà PARIS).Chiều dài : 145 m, chiều ngang : 14,6 m  tại chánh điện, 42, 3 m chiều cao từ vòm bầu  (thấp hơn Nhà Thờ Beauvais :48 m), 70 m bề ngang gian giữa của giáo đường,112, 7 m  chiều cao từ mặt đất giữa giáo đường đến tận chỏm hình mũi  tên   chỉ  hướng gió  (coq de la flèche).

Mặt tiền Nhà Thờ đẹp như hoàng cung tráng lệ. Bốn nền đá chồng chất dày 12 m chịu đựng sức nặng mặt phía tây Thánh dường mặt trước.Hai Tháp xây cao, 62 m67 m, ở hai bên nền.

Mặt tiền được lau chùi nhờ kỹ thuật tẩy uế bằng ánh "laser", cách thức duy nhứt áp dụng tại Nhà Thờ Amiens, không làm hư hỏng đá kiến trúc khi chất nước hóa học xuyên qua lổ nhỏ đá. Hình tượng khác trên đá  có hơn 3.000, thuật lại truyện  Thánh thư.

Cửa  chánh Nhà  Thờ, được đặt tên Portail du Beau Dieu (hay Sauveur).Là một kiến trúc chạm khắc công  phu Đức Chúa Trời, vây quanh bởi các Sứ-Đồ (apôtres), và các Thánh Tiên tri (Prophètes), theo cựu Thánh thư.

Cửa bên trái được gọi là ‘’Portail du St. Firmin , Đức Hồng Y Amiens đầu tiên từ TK III. Vị Thánh này được bao quanh bởi những kế vị :Honoré bên trái, Firmin  le Confesseur bên phải, và những Tu sĩ, ít nổi tiếng, như Ache và Acheul (bị chặt đầu) và nữ Thánh Ulphe. Cửa bên phải được mang tên "Portail de la Mère-Dieu", với hình tượng Đức Mẹ Đồng Trinh và Con.

Trên đỉnh chỏm nóc Nhà Thờ (Flèche), một sự tích sau được kể : Năm 1538, bị  sét đánh cháy, mũi hình tên, trước được làm bằng gỗ cây sồị  (chêne)  trước  TK XVI, cao độ 112 m, được làm lại bằng gỗ sồi theo truyền thống, nhưng được bọc bằng chì, mà quanh mặt đáy có chạm 8 ảnh tượng : Đức Chúa , St. Jean Baptiste, St. Jacques  de Compostelle, St.Paul, một Hồng Y  St.jean l’ Evangeliste, Đức mẹ và St.Pierre. Chi phí trùng tu này được các thương gia đương thời sẵn sàng chung góp.

Vào trong Nhà Thờ, du khách sửng-sốt nhìn thấy vòm bầu nóc hình cung nhọn, cao tận 42, 5 m từ mặt đất.Một đặc điểm là ánh sáng xuyên  qua cửa kính, tỏa nhìn rõ dung tích vĩ-đại bên trong.Tuy chiều cao thấp hơn vòm bầu Nhà Thờ Beauvais  (48 m), nhưng nơi này đã bị sập vỡ một phần từ 1284.Giữa chánh điện lối đi quanh co, đơn giản thực hiện từ TK XIII, tái thiết bằng cẩm thạch đầu TK IX.Theo truyền thuyết, lối đi  dành cho tín đồ Thiên chúa giáo có chiều dài là 234 m bắt buộc đi trên lằng đen vẽ trên nền đất, dành cho người hành hương đi lễ, không có phương tiện khả năng viếng Jérusalem.Hai bên lối vào phải trái của Nhà Thờ, có đặt 2 tượng đồng nằm dài của Ô.Evrard de Fouilloy, Hồng Y  lập Đại Thánh Đường (bên phải), và  tượng Ô.Geoffroy d’Eu (bên trái), người tiếp tục công trình xây cất.

Phía sau hậu điện  có một phòng hành lễ theo giờ ấn định mỗi ngày, do một Đức Cha chủ  lễ, cho các tín đồ  đến dự. Trên vách tường, những khung kính đủ  màu, hình ảnh đứng sắc xảo, được thực hiện và gắng chắc  do công trình điêu luyện của thợ chuyên môn.

Ánh nắng bên ngoài xuyên qua  hình màu phản chiếu màu sắc trông tuyệt vời.

Một đặc điểm của Nhà Thờ Đức Bà REIMS, được kiến trúc tại một trong các Tỉnh giàu nhứt tại nước  Pháp. Đó là nhờ những thương gia sản xuất giạ nỈ (drapiers), và những nông gia waidiers) trồng loại cây mà sau khi bào chế, tung ra thị trường bán một chất sơn bột sắc xanh quý giá, được gọi là “màu xanh Amiens” hay “thỏi phấn màu xanh Amiens” (‘”bleu d’Amiens” hay “pastel amiénois”).Ngoài ra có lẽ nhờ thiên ân, mà Nhà Thờ vĩ đại kiểu thuần cổ điển  ‘’ gô tích ‘’, này được thoát nạn, không bị tàn phá bởi Cách mạng Pháp, và sau hai cuộc Thế Chiến.Số là năm 1918, sau khi Hồng Y Pháp yêu cầu, Hoàng Đế Đức Guillaume  II (kaiser) ra lịnh pháo binh Đức tránh phá kiến trúc Đại Thánh Đường Amiens.

Và năm 1940, khi Đức dội bom đã thiêu hủy hầu hết cao ốc Đô thị Amiens, và chừa  yên Nhà Thờ Đức Bà, mà dân Pháp bảo vệ  quanh Thánh Đường, bằng cách chồng chất hằng hà  bao cát !

2./- DU HÀNH QUANH THÁNH ĐƯỜNG

Bên sau Nhà Thờ, từ tiền đường Nhà Thờ lộ lát đá hướng dẫn  du khách viếng cảnh khu  Saint-Leu (quartier St. Leu), khoảng cách giữa Nhà Thờ  và sông Somme.Tại góc hẻm, còn thấy di tích hai ngôi nhà cát kiểu tân gô-tích, mà cuộc dội bom Đức đã chừa tàn phá, vì vị trí cạnh Nhà Thờ, trong khi tất cả xóm đều bị thiêu hủy, và được cất lại từ 1950.

Khu  quartier St.Leu đã được lập cạnh bờ sông Somme từ thời Trung-cổ, đã sống khổ, bị lảng quên gần 50 năm sau Thế Chiến II.Dân cư  chỉ sống nghề xay bột, thuộc da, thủ công, nghệ thuật.Mãi đến gần 20 năm sau, mới được chấn hưng lại, kéo lôi khách du lịch bốn phương sau khi viếng Nhà Thờ Đức Bà.

Đến bờ sông Somme, phái doàn được dịp thấy cảnh thơ mộng với những ngôi nhà  nhỏ xinh xắn, với khu vườn xanh tươi  đầy hoa lá đủ màu sắc.

Hai chiếc cầu bắt ngang  sông tên cầu Dodane và cầu Cange.Giữa  giòng sông, có thấy một tượng người công nhân được xây đứng giữa dòng sông, lam- lũ, rong rêu  vì chịu cảnh phong sương mưa nắng. Có lẽ là tượng kỷ niệm người dân địa phương  Amiens đã chịu thống khổ chiến tranh, cuộc sống, hay một nạn nhân chiến cuộc , không phân biệt quốc gia đã bỏ mình  sau hai Thế chiến nơi dòng sông nhuộm máu đỏ này.

Hai bên bờ sông Somme, dẫy đầy quán rượu, nhà hàng từ nhiều nước Âu châu khác nhau đến mở tiệm cạnh tranh.

Phái đoàn du ngoạn chụp ảnh lưu niệm cảnh đẹp khu phố sau Nhà Thờ, với những mái nhà, hiệu buôn đầy màu sắc, và xa xa lộ ảnh nóc Thánh Đường cùng các đặc cảnh trên sông Somme.

3./- NHÂN VẬT ĐỊA PHƯƠNG.

Những nhân kiệt nổi tiếng tại vùng Picardie  rất nhiều.Xin kể một số người mà tiếng tăm còn lưu truyền nhiều nơi :
-- Jeanne  d’ Arc  (1412-1431) :Dù không sinh quán tại địa phương, nữ anh hùng này vang danh trong lịch sử Picardie, nhứt là tại Compiègne, khi bà bị bắt tại Margny, dẫn dắt đến St. Valery  sur Somme  và Rouen để bị xữ và đốt sống.
-- Hugues Capet  (940- 996) :Vua đầu tiên dòng họ Capétiens, sau trở thành Vua dân Francs.
-- Alexandre Dumas (1802- 1870), văn hào Pháp.
-- Jean  de la Fontaine  (1621- 1695) : Tác giả thơ ngụ ngôn.
-- Dòng vua Napoléon : Napoléon 1er và Napoléon III, thường cư ngụ nhiếu lần tại Compiègne, nơi đặt

hoàng cung.
-- Jean Racine (1639- 1699) : văn hào Pháp sinh tại xã Ferté-Milon Aisne (Picardie). học trường Trung học Beauvais.
-- Jean Jacques Rousseau :Thi  sĩ Pháp (1712- 1778) : Trải cuộc sống qua 2 thời kỳ tại Picardie : Trie  Château (1768) và  Ermenonville xã Tỉnh Beauvais, nơi ông từ trần và chôn tại đảo nhỏ nơi này.
-- Jules Verne  (1828- 1905) : Sanh tại Nantes hay Amiens ? tác giả nhiều truyện ảo tưởng đặc biệt TK XIX, và chọn Picardie làm nơi sinh trưởng và vĩnh biệt cuộc đời. Quản đốc kho tiết kiệm, phụ tá Đặc trách văn hóa, ông được chôn cất tại Nghĩa trang Madeleine.
Vịnh sông Somme là nguồn cảm hứng phi thường của ông.

4./- ĐẶC CẢNH.

Khi nói đến Amiens , là phải nhắc đến nhà văn Jules Verne.Sanh  ngày 08-02- 1828, Jules Verne lên Paris học Luật năm 1848. Thay vì hành nghề luật gia, ông quen biết Ô.Alexandre Dumas thích môn hài kịch, tiểu nhạc kịch  và nghiên cứu ham mộ sự tiến bộ của khoa học. Năm 1857 ông kết hôn với bà Honorine  de Viane, phụ nữ gốc Amiens.Năm 1862, ông ký khế ước với ấn quán HETZEL, cam kết mỗi năm viết 3 truyện tiểu thuyết, quyển đầu là "Cinq semaines en ballon" trong loại truyện "voyages extraordinaires". Năm 1868, ông sắm chiếc tàu du lịch bờ biển Picardie để viết truyện "L’Isle mystérieuse".

Sau đó mua thêm 3 chiếc tàu khác để du ngoạn Địa Trung Hải, để viết thêm những truyện ảo tưởng khác.Tại Amiens Ông viết những truyện tiểu thuyết nổi tiếng sau : Le Tour du monde en 80 jours, Vingt  Mille Lieues sous les mers, Michel Strogoff, Les Indes noires un capitaine de quinze ans, les Cinq Cents Millions de la bégum, les Tribulations d'un Chinois en Chine, L’Etoile du Sud, vvv.

Thời gian làm nghị viên thành phố Amiens trong 16 năm, ông phụ trách chỉnh trang đô thị và văn hoá vụ. Ông đã viết lối 60 truyện tiểu thuyết  về Amiens trong ngôi nhà  tại Crotoy. Ông đã khôi hài tự đặt danh hiệu "Je suis une bête de la Somme" (Tôi là một con thú vùng sông Somme).

Do đó, du khách thích du ngoạn xem ngôi nhà xưa ông ở (La maison de Jules Verne) tại Amiens với trang trí cảnh ảo tưởng  truyện ông viết  từ vựa chất đồ vật, từng trệt, và hai từng lầu. Mỗi nơi là cảnh ảo tưởng do ông đặt.Ngoài ra, kế cận nhà, là địa điểm  "Le Cirque Jules Verne".

Do đó người địa phương Amiens thường gọi dân Picardie là "Bête de la Somme" theo lời xác nhận của Nữ Tiếp viên khách sạn Balladins, ở gần vùng ZAC Jules Verne (Zone d’activités commerciales J.V), mà phái đoàn không được dịp  viếng nhà của văn sĩ.Và dân Picardie (Picards) còn được gọi thường là "Samarin", có lẽ là ông Jules Verne đã viết trong truyện ông đặt "J’aime errer dans cette Samarobriva où St.Martin divisa son manteau" tức khi ông dạo các đường tại khu này, hầu tưởng tượng cốt truyện  để viết. Và St. Martin  là một nhà truyền giáo được rửa tội tại Nhà Thờ Amiens, mà truyền thuyết  đã nhắc câu ông tuyên bố : "Tôi đã chia xén áo cho một người nghèo địa phương vì lạnh lẽo" mà ông Jules Verne đã nhắc lại (đúng với câu châm ngôn VN : chia cơm xẻ áo !).Về sau Ô.St.Martin là vị Hồng Y tại TOURS. Và SAMARA  là danh từ tên Đại Công viên thiên nhiên từ thời tiền sử tồn tại đến giờ (tên nguyên thủy của Amiens), địa phận rộng 24 mẫu, dành cho khảo cổ  học, cách lối 15 km  phía Tây Amiens. Nơi này sản xuất dao đá  Silex hai mặt, để tạo ra lửa, mài đồ gốm, vũ khí xưa dùng bắn như mũi tên (tir à la sagaie).

Rất tiếc la phái đoàn du ngoạn không có thời giờ viếng thắng cảnh này, dù trọ đêm  và ăn tối gần khu vực Ô Jules Verne ở khi xưa.

+Nhà Sản xuất kiếng màu Amiens.

Được đặt tại một nhà xưa từ cuối TK XVI gần Nhà Thờ Đức Bà Amiens, hãng làm kiếng màu, do Ông Claude Barre, chủ nhơn, đã phát triển rất nhanh loại kiếng dành chưng bày tại các Thánh Đường, và tư nhân sử dụng.Trong một hầm từ TK XIII, đã lưu trử các loại kiếng, chế tạo từ TK VI, từ Trường  dạy TROYES  kiếng nước Anh, kiếng tại Flandres (Bắc Pháp) TK  XVII  và địa hạt chủ giáo khu (évêché d’Amiens) từ TK  XVII.

+ Kỹ thuật làm kiếng màu : Nguồn gốc bắt đầu từ TK III  trước  TN, kiếng trắng được nhận vào giữa đất nung và đá bạch ngọc  (albâtre : màu trắng như ngọc).Từ TK X và  XI, kỹ thuật tối tân hơn : kiếng được lồng vào khuôn.Thợ làm kiếng in trên carton, một mô hình có trải màu trên lớp chì, theo ý muốn người mua đặt. Nếu đồng ý màu hình theo kiểu maquette, sẽ được thêm màu sắc hình thật.Hiện nay ; có tất cả 3.000 mẫu màu sắc khác  nhau, và được cắt bằng dụng cụ chế bởi kim cương thành mảnh nhỏ. Những mảnh  này được nung trong lò nóng 600 ° C, độ vài giờ. Khi lò nguội sẽ được gắng trên khung cửa kiếng theo kỹ thuật chuyên môn. Đây là sự lược thuật cách làm kiếng tại Amiens theo tài liệu.

+ Ngoài những thắng cảnh hay phong cảnh đặc biệt tại Amiens hay nơi đồng trống mà phái đoàn không có dịp viếng, và xe du lịch rời Amiens chạy qua để tiến thẳng đến Normandie  buổi trưa 09-09-13, xin thuật thêm hai mẫu chuyện nhỏ tại vùng Picardie :

+ 4.1.- Săn bắn tại Vịnh sông Somme.

Mỗi dịp hè, người Pháp thích săn bắn, thường đến  Vịnh ‘’ La Baie de Somme ‘’ để bắn muông thú hay chim, bằng nhiều cách :

+ Săn bằng lều vải  (toile) : Ngày hay đêm, khi nước ròng, núp trong lều có phủ lá, bắn chim rừng  tụ tập đến gần, bằng tiếng chim giả gọi.

+ Săn bằng lều thùng cây :Cũng như lối trên mà sử dụng gổ làm hình hòm dài  (rương). Chỉ dùng tại Crotoy  nơi Ô.Jules Verne ở  (chasse au hutteau).

+ Săn chim bay qua :(de la passée). Nằm núp nơi kín, chờ lúc chiều tối, và sáng sớm, tại các ao đầm, khi chim le-le (vịt trời) ăn chập tối, và sáng bay về tổ, nơi ngủ nghỉ, hay bài tiết.

+ Săn bằng giày ống  (chasse  à la botte) : Người săn bắn lội bộ mang giày ống, dẫn chó săn, đến các đầm lầy bắn chim mỏ-nhát (bécassine) hay lội trên bải cát khi nước ròng bắn chim ăn cá.

+ 4.2.-Hoa Hồng đỏ Picardie  (Roses of Picardie).

Tại vùng Picardie, trên cánh đồng trống minh-mông, du khách thường thấy loại hoa màu hồng  đỏ, với cánh hoa mỏng-mảnh, ngả  nghiêng theo chiều gíó thổi, phất phơ trên thân cây thon nhỏ bé gầy, giữa  đồng lá xanh hoang dại.Hoa này được mang tên tại Pháp là Coquelicot (giống Papavéracées / họ anh-túc).Tự điển Pháp-Việt phổ thông xưa, trước 1975, dịch coquelicot là hoa mồng gà (hay màu gà).Thật ra hoa Á châu  tên này, giống mồng  con gà trống màu đỏ, không giống loài hoa tại Picardie.Sử tích hồng đỏ Picardie  này được thuật như sau :

Tại Authie, một thung lũng giữa Picardie và Pas de Calais, đầy dẫy ao đầm, có một Tu viện tên Abbaye de  Valloires, trồng nhiều hoa lạ ; đặc biệt là 2.000 giống hoa hồng.Tu viện  này do các tu sĩ dòng Cisteaux, là nạn nhơn của hai chiến trận Trăm năm Anh Pháp,và 30 năm giữa hai tôn giáo. Được tạo lập lại từ 1741 đến 1756  vườn Valloires (jardins de Valloires) có trồng ba loại hồng, được mang 3 tên Thánh khác nhau :

-- 1992 : tên Hoa Hồng ‘’ Valloires ‘’ do người trồng hoa  tên André  Ève gầy giống.
-- 1998 : Hoa Hồng ‘’ Cistériens ‘’, kỷ niệm 900 năm lập tu viện Cisteaux.
-- 25- 6- 2004 : ‘’ Hồng Picardie ‘’ ‘’ Rose of Picardy ‘’, do một lính chiến người Anh tên David Austin  đặt tên. Số là từ năm 1916, chiến sĩ này là người toán chót hậu trạm rút quân về Anh.Khi ngang qua làng Warloy Baillon  hiu quạnh  (gần Albert), anh sửng sốt thấy giữa cảnh hoang tàn chiến trận, lại có một thôn nữ tuyệt đẹp Pháp, cầm bó hoa hồng tặng người chiến binh ngoại quốc.Anh cảm tạ, và hứa về Anh đặt bài thơ kỷ niệm.Anh viết những dòng thơ ca tụng hoà bình và tình thương mang đầy lời nhắn nhủ, và thơ mộng.Thi phẩm Anh, hai năm sau được nhà phổ nhạc Anh Haydnwood  đặt thành lời, được dịch ra Pháp ngữ, do các ca sĩ Sidney  Bichet, Yves Montand va Tino Rossi.. trình bày.

Ngoài chiến sĩ Anh David Austin làm thơ kỷ niệm Thế Chiến I, còn có một quân  y sĩ  Gia nã Đại tên John Mc Crac , đặt bài thơ tên  ‘’ In Flanders ‘ Fields  ‘’, chiến trận Flandres năm 1915, để nhớ đến ‘’ Hoa Poppy ‘’.Và một thi sĩ khác, Alphonse Bourgoin cũng đặt bài thơ ‘’ Corn’flowers  of  France ‘’, (Hoa tím dại) năm 1916 để lưu niệm. Đúng lá các chiến sĩ đa tình !

Theo lờii Bác sĩ Lại mạnh Cường, người hướng dẫn phái đoàn đồng nghiệp Bác sĩ cùng niên khoá du ngoạn, đã  từng đến Picardie, thuật lại sau khi nghe người địa phương kề, các loại hoa hồng dại này đã được tồn tại, nhờ máu chiến sĩ đã đổ quá nhiếu thấm đất, và hoa nuôi dưỡng nhờ nhựa do thân cây hút, biến cánh hoa thành màu hồng đỏ. Ông đã có lý là dịch Coquelicot  là hoa màu mồng gà không đúng, và hỏi phái đoàn nên gọi tên gì ? Theo thiển ý, nếu hoa hút máu, tại sao không gọi là "Hồng huyết hoa" như danh từ Hán việt (Y khoa) gọi Hồng huyết cầu ?

Phái đoàn rời Amiens (Picardie) trực chỉ đến bãi biển Honfleur thuộc Normandie để viếng cảnh vùng này vào ngày 10-9-2013 (ngày cuối và ngày chánh của chương trình du ngoạn miền Bắc Pháp).

II.- NORMANDIE.

Vùng  bị quân La-Mã  chiếm đóng bốn thế kỷ, sau khi bị quân ngoại xâm đến chiếm đoạt từ TK  IX, tiêu hủy bởi trận chiến 400 năm Anh Pháp và kịch chiến dữ dội khi Đồng Minh đổ bộ, sau Thế chiến cuối cùng.Vùng  Normandie ngày nay đã trải qua nhiều cơn biến động.

A.- LỊCH SỬ.

Lược trình niên kỷ sử lược được tóm tắt như sau :

1.- NGUỒN GỐC :

--  400.000 năm trước TL, di tích nhơn loại đã lưu lại tại vùng này.
-- 6.000 trước TL (Thời đồ đá) : Dân du mục lùi bước, nhường dân định cư sống nghề canh nông, chăn nuôi, lập làng.
-- 3.600 trước TL : Tảng đá lớn (thạch bài) được dùng xây cất lót đường.Vũ khí được đào tìm : búa riù, mũi tên sắt.Dân Danubïens định cư.
-- 2.500 trước TL  (Thời đồ đồng):Vùng đầy rừng cây, sông ngòi thông thương. Đồng được pha chế để đúc khí giới,làm dụng cụ.
-- 500 đến 400 trước TL : Dân Celtes đến cư ngụ đông, vì họ biết chế tạo đồ sắt.

2. TỪ THỜI LA-MÃ ĐẾN THIÊN CHÚA GIÁO :

-- 58 đến 51  trước TL : Quân La-Mã  đến chiếm 400 năm.
-- 27 sau TL : Một phần Normandie trực thuộc dân nước Celtes  (Tây Nam Đức xưa), trong khi địa phận trên sông Seine, thuộc nước Bỉ. Rouen  là đô thị La-Mã  tên La Lyonnaise
-- TK I- II : Lập tỉnh thành, dân Nordique  (miền Bắc Âu) xâm nhập, quốc  gia được Thiên Chúa giáo hoá. Điạ hạt chủ giáo tại Rouen.Dân Scandinaves (cũng gọi Wikings) từ các xứ Thụy Na Đan đột nhập, sau này được gọi là  ‘’ Normands ‘’.
-- 852 : Vùng St.Wrandrille  bị phá hủy, các tu sĩ đến Mont St.Michel ở.
--  1035- 1087 :Thời đại vua Guillaume le Conquérant thống nhứt Normandie, đặt định chế và chấn hưng kinh tế.
-- 1066 : Vua Guillaume đánh bại quân Anh tại Hastings và được phong vương 25- 12-1066.
-- 1087- 1135 : Vua Guillaume  le Conquérant chết  (1087) những kế vị làm sức mẻ bang giao Anh Pháp.

3.- HỌ PLANTAGENETS VÀ CAPÉTIENS.

-- 1105 : Henri 1er Beauclerc, con  thứ tư vua trước lập vương  quốc Anglo-Normand ,
thời gian 30 năm.Khi Ông chết, con gái là Mathilde  thừa kế, kết  hôn vớí Geoffroi  Plantagenet.
-- 1152- 1154 : Henri  II  Plantagenet, quốc vương Anh, Hầu tước Normandie  và Aquitaine, công hầu Anjou. Ông  kết hôn với bà Aliénor d’ Aquitaine, nới rộng lãnh thổ vương quốc Anh từ Ecosse  đến Pyrénées.
Normandie  biến thành vùng chiến thuật giữa dòng họ Plantagenets và Capétiens, từ hậu bán TK XII, và biến thành chiến tranh 100 năm Anh- Pháp.

4.- CHIẾN TRANH TRĂM NĂM. (1337- 1453).

-- 1337 : Chiến tranh khởi sự, Normandie là trung tâm điểm chiến trường.
--  12- 7-1346 : Vua  Édouard  III  Anh chiếm Normandie
-- 1348 : Bịnh dịch hạch hoành hành địa phương này  và Vua Édouard  III  lui binh, chỉ còn giữ những đảo Anh-Normandie.
-- 1364-1378 :Các trận chiến Anh Pháp tiếp diễn
-- 1417 : Vua Henri V  Anh tiến chiếm  CAEN,  BAYEUX, ARGENTAN, Alençon, Falaise  EVREUX  và  HONFLEUR của  Pháp.
-- 30- 5- 1431 : Nữ  anh hùng Jeanne  d’ Arc  Pháp bị thiêu sống  tại ROUEN.
--1432 : Vua  Henri VI  Anh lập Trường  Đại  Học CAEN.
-- 1435-1449 : Quân dân Pháp chồng cự quân ngoại xâm  Anh.
-- 1449 : Vua  Charles VII, lấy lại ROUEN. Và năm sau chiếm lại tỉnh chót Cherbourg (1450 ).
-- 1515 :Hội-kế  Pháp Viện Anh (Echiquier) được Thượng  Viện  Normandie  thay thế.
-- Từ 1506  đến 1682 : Tàu thủy Pháp khởi sự từ hải cứ điểm Le Havre, khám phá Thế giới (Martinique , Đông Ấn-độ, Ohio, Mississipi, Louisane..).

5.- TỪ CÁCH MẠNG PHÁP ĐẾN TK XIX :

-- Từ 1789 đến 1863 : Pháp tái thiết các hệ thống hoả xa, bưu điện, điện lực …
-- 1863 : Khai trương năm lập nhà gare Deauville-Trouville.
-- 1870- 1871 : Chiến tranh Pháp Đức. Đức chiếm vùng Haute Normandie.
-- 1944 : Đồng Minh đổ bộ ngày 06-06-1944 :  Quân Đức bị bại trận tại Falaise từ
ngày 19-8- 1944  đến 21- 8- 1944, và đầu hàng, sau trận cuối Thế chiến II  tại CHAMBOIS  vô cùng  tàn khốc đẩm máu  (hơn nhiều vạn người đôi bên tử trận).

B.- DU NGOẠN NORMANDIE.

1. Diạ dư : NORMANDIE nói chung rất rộng lớn, gồm 9 khu  vực  từ Đông sang Tây :

a /.-+ Phía Đông : Le Vexin Normand  et le Pays de Bray (giáp ranh với SOMME  và OISE .
+ Đông Bắc : Giáp với biển Manche và dọc dài từ Le Tréport đến  Le Havre :
Le Havre  et la  Côte Albâtre.
+ Từ Bắc xuống phía Đông Nam : -- Rouen và Pays de Caux
-- Le pays  d’ Ouche và Vallée de L’ Eure.

b /..Phần giữa  từ trên xuống dưới :
-- Côte Fleurie et pays d’Auge.
-- Du Perche au Domfrontais.
Kế cận : --  Côte de Nacre et le Bessin.
-- Caen et Suisse Normandie.

c /..Phiá Tây :--  Le Cotentin et le Mont St. Michel  (nhập chung).
Vì địa phận quá lớn, nên hiện nay, vùng Basse Normandie gồm 5 vùng  từ Đông sang Tây : Côte  Fleurie et Pays d’Auge, Orne, Côte de Nacre et Suisse Normandie  Cotentin và từ  Mont St. Michel  đến  St. Lô.

2. Địa chất :
Trên phương diện địa chất, Normnadie  gồm 3 vùng, căn cứ theo sự cấu kết cuộc đất :
+  La  Normandie  Armoricaine (Tây), có dãy núi Massif armoricain , nhưng nhờ thế đất  được có gần 20 rạch lớn đổ ra biển, bồi đất phù sa  nên tạo nhiều đồng bằng gần bờ biển .
+ La Normandie Sédimentaire, do ảnh hưởng lưu vực vịnh Parisien, có nhiều lớp nham kết  tầng, nên có nhiều sỏi đá, cát và bùn, ngoại trừ cạnh bờ sông Seine đất phì nhiêu.
+ Le Littoral : Bờ biển dài 580 km (9,5 % chiều dài bờ biển nước  Pháp).

-- Từ miền Bắc mũi La Hève (gần Le Havre), bãi biển lài bằng, nhờ tường đá phấn vôi Le Tréport.
-- Từ HONFLEUR  đến mũi La Hagne (gần mõm lồi cao TONNEVILLE,vùng Đồng Minh  đổ bộ) cuộc đất được xen  kẻ thành đá (falaise), cát và đá lồi lõm.
-- Bờ kế tiếp có nhiều bãi cát, xen lẫn đầm lầy (từ Nez-de Jobourg / COTENTIN thẳng xuống).

3.Thắng cảnh.

Vùng NORMANDIE  là địa phận Pháp tại miền Tây  Bắc  Pháp, rộng lớn, gồm 9 khu vực như đã kể trên.Thắng cảnh rất nhiều, không thể tả xiết hết, xin kể một vài nơi mà phái đoàn đã quá bộ và ghé trọ, xem viếng, để quý du khách có một ý niệm biết nơi đã qua.

a /-- HONFLEUR. Bờ biển MANCHE  giáp phía Tây Bắc  Pháp, được mang nhiều tên khác nhau :
-- Côte d’ OPALE : từ Pas de Calais (Bắc  Pháp) xuống tời Dieppe.
-- Côte  d’ Albatre : từ Dieppe đến Le Havre)
-- Côte  Fleurie : từ Le Havre đến Baie de  l’Orne ).
--  Côte  de Nacre : từ Sword Beach đến Cherbourg.
--  Côte  d’ Emeraude : từ Beaumont đến  St. Brieuc  sau  St. MALO.
Hải cảng HONFLEUR, thuộc Côte Fleurie, là một cảng đẹp nhứt  của hải phận bờ biển NORMANDIE. Một nơi tàu bè đậu tại  Vieux Bassin ; trong một vàm hải cảng.Du khách  rất  thích dạo những đường nhỏ đầy kiểu nhà xưa  hai bên lộ, và chờ xem  cảnh nhộn nhịp lúc tàu đánh cá về bến đậu, giao hàng. Đối vời Mỹ, là một hải cảng lớn, ngày càng rộng lớn từ TK XI.Từ 1503 và 1506, hai  người sinh quán điạ phương tên Binot  Palmier  de Gonneville, và Jean  Denis đã rời Honfleur bằng đường biển đến Brésil và Labrador (bán đảo Canada), và lập tỉnh Québec.(1608).

Về văn hóa, Honfleur có hai Hoạ sĩ trứ danh  Ô.Eugène  BOUDIN, tác giả hoạ phẩm  ‘’ La Plage de Trouville  (1871), được chưng bày  tại Viện Bảo tàng Pouchkine- Moscou, và  Ô. Claude MONET đã thực hiện nhiều tác phẩm sơn hoạ rất đẹp, với bút hiệu của ông, một hoạ sĩ thuộc phái ấn tượng  (impressionnisme).

Phái đoàn du ngoạn dạo cảnh  Honfleur, dưới màn trời mưa lấm tấm, và dùng bữa cơm trưa tại các nhà hàng dọc bờ bến tàu đậu Honfleur, với hải sản (cá biển, sò trai / moule).Buổi xế dạo phố, và về khách sạn Première classe  tại Deauville cất hành lý.

b /--DEAUVILLE- TROUVILLE.

Sau đó, đến bờ biển Deauville định  hóng gió mát, ngắm người đẹp, và du khách. Nhưng dưới cơn mưa, gió thổi mạnh, đành vào tạm trú  mưa tại Casino sang.

Mưa tạnh, đi dạo đường phố Deauville, nơi khách du lịch ngoại quốc tại Paris và các tỉnh phụ cận thích đến tấm biển, bắt sò khi nước cạn chui  trốn dưới cát.Khách du lịch thích tiêu khiển hưởng thú vui đến nơi bãi biển này để dự cuộc đua ngựa, chơi cờ bạc Casino, bơi lội, ăn uống, nghĩ hè, và ngắm mỹ nhân đầm nằm san sát bán khoả thân, phơi nắng.

Đặc biệt, Hè 2013 này tại Deauville, có tổ chức Đại hội điện ảnh Mỹ  ‘’ Lucky me ‘’ , trình phim Mỹ  với sự hiện diện của Vincent Lindon, Chủ tịch Ban giám khảo  Đại hội các tài tử điện ảnh  Mickaël  Douglas, Cate Blanchett và Nicolas Plage. Đại hội tuy đã bế mạc, nhưng cờ Hoa kỳ vẫn còn treo  giữ khắp đường phố.

Chiều đền, phái đoàn du ngoạn đến viếng bờ biển Trouville giáp ranh với Deauville, để ngắm cảnh nước ròng, nhà phố, và ăn cơm   chiều trong một tiệm ăn Pháp chuyên môn nấu bán hải sản, đầy nghẹt thực khách. Đa số, vẫn dùng các loại cá biển, sò moule Bouchot  Mont St.Michel , theo thực đơn đủ loại  và nhiều giá cả khác nhau .

+  Lược  sử DEAUVILLE  và TROUVILLE.

Trong tác phẩm  ‘’ À la recherche  du temps perdu ‘’  do nhà văn  Pháp Marcel PROUST  viết  (1913- 1927), thuật tả lại quảng đời tác giả đã tìm một cách  vô ích trong cuộc sống trong xã  hội thượng lưu, thích hưởng thụ  khoái lạc này, một tình thương, một sự chiêm ngưởng các tác phẩm nghệ thuật, ông đã tìm ra khi khơi kỷ niệm trong ký ức, và sống  hiện tại, có một  sự trường tồn, vĩnh cửu của cảm giác, giống như cảm tưởng do nghệ thuật, và văn hoá đã tạo ra.Tác phẩm ông viết tả một làng tưởng tượng tên Balbec, do ông đã tìm cảm hứng khi sống tại Cabourg, Trouville, nơi nghỉ hè lý tưởng, có cảnh sống động và trò tiêu khiển thú vui, nơi các bờ biển này.

Cho đến TK XIX, tại  các vùng này rất  yên lặng, chỉ là bãi đất  do sông Touques chảy ra bờ biển Manche (tại Trouville). Chỉ vài chục năm, Deauville trở thành nơi bãi biển nổi tiếng khắp Âu châu, khác với Trouville  thơ mộng hơn.

+ DEAUVILLE.

Năm  1859, một chủ ngân hàng và một  Bác-sĩ  hùn vốn mua  cuộc đất để khai thác nơi tắm biển. Đó là  nhờ Hầu tước  MORNY, em  khác cha với vua Napoléon  III  giúp, với sự kiến thiết những biệt thự sang trọng, vườn tược xinh dẹp. Nền quân chủ Pháp  suy vong và tan rã, dự án mở mang này bị đề áp, trong thời gian ngắn.

Từ đầu TK XX, Deauville là nơi hội họp dân quyền quí cao sang  Âu châu, do đó đồng ý thành lập Trường đua ngựa tháng 8 mỗi năm

Qua 1912-1913,cất Casino rất lớn, và hai khách sạn  sang được xây cùng lúc : Hôtel Normandy  và Hôtel Royal.Thời gian sau  1923, những lớp ván gổ được lập trên bãi biển
(Les  Planches), cho du khách dạo bách bộ, và một dãy nhà tấm  công cộng  được cất
(1924) và phòng thay y phục.

+ TROUVILLE SUR MER.

Năm 1820, Trouville  còn là nơi câu cá biển .Họa sĩ Paul  HUET  và văn sĩ Alexandre Dumas  thường đến.Lần hồi, nhà cửa dọc bờ sông mọc như nấm , tiệm ăn, khách sạn dẫy đầy.Các họa sĩ  Eugène  Boudin, Claude  Monet  và Camille  Picasso đem giá vẻ đến nơi này, để vẻ những cảnh đẹp.Tại Trouville, còn tìm thấy thành phố cũ nhà xưa (Vieille ville), lót ván cây (Planches) năm 1867 cho  du khách dạo bộ.Viện  Bảo tàng  thành phố  (Musée de Trouville)và gần Casino, có xây cất một Ngôi nhà, nuôi cá (Natur Aquarium  nuôi các loại cá nước ngọt, nước biển, San hô biển, cá mập (requins), trong 60 hồ chứa. Ngoài ra, còn tìm thấy nơi nuôi rắn , loại bò sát, và  cả nhện  to lớn (Mygales).

III.---  CÁC BÃI ĐỔ BỘ ĐỒNG MINH.

Ngày 11-9-13, đúng 8 giờ 30 (ngày  N, giờ G ), phái đoàn du ngoạn  từ nhiều nước  xa đến Normandie Pháp, để viếng các bãi đổ bộ cũa phe Đồng Minh 69  năm trước tại nơi này (chớ không phải hành quân đổ bộ !). Là một ngày thật dài  (le jour le plus long / the longest day) do các Tướng : MINH RAN (Pháp, Chỉ huy Trưởng), B.S  L.M.CƯỜNG (Hoà lan), Tổng Tư-lịnh Hành quân, và BS Ph.H.LẠC, Tổng Cuộc Trưởng  CTTL, hổ trợ tinh thấn và tâm lý chiến binh. Hành trình  được diễn tiến như sau, đầy cam go nhưng thành công.

1.—DU NGOẠN THẮNG CẢNH.

Rời  Deauville, dọc theo Tỉnh lộ bờ biển Côte FLEURIE ngang qua các làng Villers sur Mer, Houlgate, Cabourg, Ouistreham, Courseulles  sur Mer, xe du lịch dừng nghĩ tại Longues sur Mer, trạm đầu tiên.Sau đó, quày xe trở lại để viếng Arromanches-les Bains, trước khi trực chỉ đền bãi đổ bộ chánh OMAHA  Beach  và cứ điểm cuối cùng, Pointe du HOC.

Phong cảnh thiên nhiên hai bên lộ làng quê dọc bờ biển này hao hao tương tợ với nhau, với những hàng cây lớn nhỏ tàng lá xanh tươi sum sê rậm rạp, nhờ khí hậu miền bờ biển, luôn mát mẻ, đất đai phì  nhiêu.Nhìn quang cảnh  cây lá hai bên lộ đường, du khách phái đoàn, với cuộc sống tha hương lữ thứ, đã tìm trong ký ức dĩ vảng những hình ảnh rặng cây tại lộ nhỏ làng quê VN mà tìm vẻ đẹp của thiên nhiên qua ấn tượng thời niên thiếu tại quê cũ làng xưa.Du khách vẫn thấy lòng lâng lâng, do ấn tượng gợi  cảm ngày du ngoạn. Chẳng khác  nào như nhà văn Marcel  PROUST, sinh quán tại Paris, mang chứng bịnh suyễn đã đến Trouville từ 1907 đến 1914, trải bao mùa hè, nhớ hình ảnh mẹ đã mất 1905. Ngồi nơi quán nước, uống tách café, anh
gợi ký ức dĩ vãng thời niên thiếu, như đã tã’’ trong nhạc phẩm ‘’ Cô hàng chè xanh ‘’ VN : …‘’ Nhiều khi ngồi nơi quán vắng, ta nâng ly café đắng, mong đời được lên hương ‘’….Nay tại Trouville, nơi quán Đá đẹp (Roches Noires),anh uống tách café nhìn cô bán hàng xinh đẹp, anh cũng tìm lại cảm tưởng thuở xưa, đó là mặc cảm của ấn tượng, mà viết văn theo trường phái này.Nay du khách VN cũng do ấn tượng khi nhìn cảnh làng quê Trouville đã nhớ dĩ vảng : ‘’ Nhìn  qua tàng cây xanh lá mướt, ta mơ nhớ thời niên thiếu, đến làng cũ
quê xưa ‘’ … (Nhạc ‘’ Cô hàng chè xanh  ‘’,  lời mới !). Do đó nơi này nhiều người VN xa quê, sống tại Paris  hay phụ cận, mùa hè thích lái xe  chở gia đình ra các vãi biển Cabourg, Houlgate … để ăn hải sản, tấm biển dạo phố, tối ngũ trọ, nấu ăn tại phòng  nhà tư nhơn cho thuê rẻ tiền.Nếu là đàn ông độc thân, thì chỉ mang theo một chiếc tăng (tente), lều vải, trải trên bãi cát bờ biển, ngủ qua đêm, khỏi tốn tiền.Ngày thì mang theo thức ăn làm sẵn, nước uống đem theo xe, gia dình ăn ngon, nghĩ mát, tắm biển  thoả thích.Nếu khá giả hơn vào tiệm ăn địa phương dùng đồ biển rượu ngon, hoặc vô Casino thử thời vận !.

2.--TRẬN HUYẾT CHIẾN  NORMANDIE.

'Trận chiến Normandie" (Bataille de Normandie) là một cuộc huyết chiến lớn nhứt Thế Chiến II  tại bi kịch trường Âu châu.

Khởi sự từ giữa các tháng 6 và 8 năm 1944 tại Normandie, các lực lượng Đồng Minh mở một trận tuyến Âu-châu, chống quân Phát-xít Đức.

Bắt đầu từ 06- 6- 1944 (jour J / D.day), do sự đổ bộ của Đồng Minh, và những lính nhảy dù của những toán tiền quân, dọc theo bờ biển miền Tây Calvados, và  miền Tây Cotentin.Trận chiến được dự trù chấm dứt giữa thời gian 19-8-44  (quân Đồng minh vượt sang sông Seine, và đến 21-8-44 (vây bọc bít kín lõm hải khẩu của tường đá vôi  (Poche  de Falaise), nhằm giải phóng Paris thoát khỏi ách đô hộ Đức  ngày 25-8-44.

Một số sử gia khác, cho rằng chiến trận Normandie kết thúc ngày 12-9- 44, sau khi giải phóng Le Havre.

Trận chiến này là cuộc hành quân đại qui mô về thiết kế tiếp vận  đổ bộ : Ba triệu lính, đa số là quân đội Mỹ, Anh, Gia nã đại và các lực lượng đồng minh khác (Pháp, Ba-lan, Bỉ, Tiệp khắc, Hoà lan, và Na-uy).

Họ đã tràn sang biển Manche để đổ bộ, với lối 130.000 quân ngày J (D.day).

Mục phiêu Đồng minh trong cuộc đại hành quân là lập một mặt  trận thứ 2  do Staline, chủ xướng từ 1942, từ Tây Bắc Âu (Hành quân Overlord) lấp đầu cầu mặt trận, nhằm mở cửa khá nhanh vào trung tâm Đức quốc. Lý do  là sự tiến quân của Ý  đại lợi quá chậm, không  thể tiến nhanh nơi Âu châu.

Kế hoạch thực hiện nơi trận địa Normandie  gồm 2 thời kỳ :

1./-- Chiếm một đầu cầu, để làm đầu mối lộ trình tiến quân chiếm Caen và hải cảng Cherbourg.

2./-- Nới rộng khu vực bằng cách chiếm Bretagne và các hải cảng mặt  biển Đại Tây Dương một phàn, và tiến quân đến chiến tuyến Le Havre, Le Mans, Tours phần khác. Chiến tuyến này dự trù là 40 ngày, tiến đến nhanh nhứt 30 ngày (đầu tháng 9 /1944 ), tại miền Nam sông Loire, và Đông Bắc sông Seine.Trận chiến tại Normandie được dự trù là tàn khốc , và cuộc chiến tiếp theo rất cam go khi tiến quân theo dự định cuộc hành quân một còn một mất.

a /-- KẾ HOẠCH HÀNH QUÂN ĐỔ BỘ.
Bắt đầu từ 14-1- 1943 , nhân cuộc hội ngộ ba lãnh tụ cường quốc Mỹ, Anh, Nga, tức Rosevelt,  Churchill  và Staline  tại Casablanca, Staline thiềt tha đề nghị  ngoài trận tuyến  1 Tây Âu châu, nên  mở trận tuyến 2 ở Đông Âu, để đở nhẹ gánh nặng của Nga tại Âu châu.Kế hoạch  Máy bay săn giặc Không quân và Tiếp vận, có đề nghị 2 nơi đổ bộ : Pas de Calais hay Normandie ?. Mặc dù Pas de Calais có nhiều bãi thuận tiện mở đường sang Đức, nhưng tiên đoán Đức sẽ phòng thủ vững kỹ nơi này.Do đó, Normandie được chọn.

Ban Tổng Tham Mưu cuộc hành quân do các Tướng Mỹ Dwight  Eisenhower , và Anh Bernard  Montgomery được đề cử chỉ huy các lực lượng đồng minh hổn hợp đổ bộ từ các tháng 12-1943  và  01- 1944.

Ba Sư đoàn do Hải quân và  hai Lữ đoàn do không quân vận chuyển cuối cùng, được thay  đổi ngay thành 5  Sư đoàn  do Hải lực, và 3  Sư đoàn do Không lực phụ trách.

+ Chiến dịch  ‘’   lừa  địch ‘’ :
Hệ thống tình báo Đức, đặt tại  miển Nam Anh, và Pháp rất tinh vi, nhưng vẫn bị đánh lừa :
Ngày Jour  J (D Day), đầu tiên chọn vào  01- 5- 1944, sau dời lại 01- 6- 1944,
cuối cùng là 06-6-1944.Lý do hoản 1 tháng để đóng thuyền ghe vuôn nhỏ thêm  chở binh đổ bộ bằng đường biển.Và ngày cuối cùng được dời (6- 6- 44) vì điều kiện thời tiết bất lợi.
Điểm lừa gạt khác là dụ địch lầm tưởng điạ điểm đổ bộ :Pas de Calais, thay vì Normandie (chiến  dịch Fortitude / quả cảm quyết chiến) : Một quân đội giả tạo được rầm rộ thành lập :’’ First US   Army Group ‘’ do tướng Mỹ  danh tiếng  PATTON  ‘’ch ỉ huy ‘’, dùng phương tiện chiến đấu giả (xe tấn công thổi phồng, ngoài sơn màu như thật), và  gởi truyền tin mật báo, chuyển lịnh và nhận thi hành với nhau.Tình báo Đức bắn tin thông báo cấp chỉ huy, tưởng thật và huy động nhiều sư đoàn thiết giáp tập trung tăng cường bảo vệ Pas de Calais (chiến dịch phản gián ‘’ double  cross ‘’ của Đồng-Minh). Những xe thiết giáp Mỹ vừa chạy trên bộ, vừa lội nước ‘’ Tanks Sherman  ‘’, và thiết xa gở mìn làm cầu và công binh, thuộc Sư đoàn Thiết Giáp 79, được đặt dưới sự  chỉ huy Tổng Tham mưu trưởng  Percy HOBART.Tất cả các loại xe này mang tên Hobart ‘ s Funnies (ménagerie de Hobart / phương  tiện  đa dụng linh tinh).

Về phần Đức quân từ tháng 11/1943, Erwin Rommel được Hitler cử chức Tổng Thanh Tra phòng thủ bờ biển, và Tổng chỉ huy quân lực  ‘’ B ‘’ Đức (Bắc Pháp).Những  loại xe  Tanks PANZERS phản công hữu hiệu chỉ   được  giao sử dụng nơi Normandie thôi.

Còn  chức Tổng Chỉ Huy Trưởng Quân lực Tây Âu thì giao cho Thống Tướng Đức Gerd  Von  Rundstedt, được Tổng Thanh tra  Thiết Giáp xa Heinz Guderiau trợ lực. Toàn thể quân lực đều do Hitler chỉ huy tối hậu khi cần.

b.:/ CHIẾN DỊCH ĐỔ BỘ.

Lực lượng chính yếu là đổ bộ bằng đường biển, do các loại xe LCVP  (Landing Craft Vehicule Personal) dùng ngày 06-6-1944 để  đổ quân.Ngoài ra, những lính nhảy dù được phi cơ vận chuyển đến hành quân, sau khi oanh tạc dội bom.

Chống đối thủ duy nhứt là quân đội Đức, đa số là lính thiện chiến, với thiểu số hổ trợ gồm tù binh Nga bị bắt trước tại Đông Âu, bị bắt buộc chiến đấu phòng vệ Bắc Pháp (mur de  l’Atlantique). Lực lượng Đồng Minh gồm có 10 nước : Mỹ , Anh, Gia nã đại, quân đội giải phóng Pháp, quân đội Ba-lan  về phía Tây, lực lượng Tiệp tư do, Na-uy, Bỉ, Úc, Tân Tây Lan.
Năm  bãi biển được chọn để đổ bộ là Utah Beach (Mỹ),Omaha Beach (Mỹ), Gold Beach  (Anh và Gia nã đại), Juno Beach (Canadiens), Sword Beach) Anh.

La pointe du Hoc (mũi Hoc, gần bãi Omaha về phía Tây)  cũng được  kể như bãi đổ bộ thứ 6, do biệt động quân (Rangers) Mỹ  đảm  trách.

Lực lượng dự trù là 326.000 người (02- 6-44) không kể chiến sĩ cách mạng Pháp rải rác khắp nước.

Chiều ngày 06-6-44, tổng số chiến sĩ lên đến 156.000 người đặt chân lên đất Normandie : 17.000 lính nhảy  dù, 56.000 lính Mỹ đổ bộ lên các bãi Utah, Omaha, và 83.000 lính Anh,  Gia nã đại đổ bộ lên các bãi  được chỉ định.Tổn thất Đồng Minh riêng ngày này là 10.300 người (1 / 3 tử trận, lối 3.000).

Tổn thất vật liệu : 2 tàu chiến, 131 xe lội nước  đổ bộ lên bờ, 117 xe chở Bộ binh cận chiến tấn công, 43 xe chở Bộ binh chiến đấu, 27 phi cơ rơi mất, và 63 phi cơ hư hại. Phe Đồng  Minh gặp nhiều trở ngại  ngày đổ bộ, nhứt là quân  Mỹ khi tiến đánh bãi OHAMA : nước biển ròng, chướng ngại giết người giăng bẩy khắp nơi (mìn, giây kẻm gai) bờ tường bãi biển (falaises) đầy hầm trú ẩn chống cả phi cơ oanh tạc, đồi cát …

c-/-LỊCH TRÌNH ĐỔ BỘ :

Lịch trình tấn công ngày 06-6-44  (ngày dài nhứt /longest  day) diễn như sau :
-- Từ  O g 10 : tiền quân Anh  do ba phi cơ bay liệng lính  giả (poupées) lừa địch, gần Saint-Lô nội địa phía Nam Bessin  gần vùng Manche,cách xa bờ biễn.
--  O g 15 : tiến quân Mỹ nhảy xuống phía Tây Utah Beach.
--  1 g 30 :Mỹ  nhảy dù xuống St. Mère Église cạnh Utah Beach, và  Anh  xuống Merville, tổng nhỏ gần Gold Beach
-- 5 g 50 : Những cuộc dội bom  do hải lực bắt đầu.
-- Từ 6 g đến 6 g 30  phi cơ loại trung bình tấn công dội bom các đồn phòng thủ Đức. Lúc đó quân nhảy dù Mỹ nhảy xuống Utah Beach và Ohama  Beach .
--  7 g 10 :Biệt kích Rangers Mỹ tấn công Mũi HOC.
-- 7 g 30 : Anh  và  Gia nã đại đổ bộ lên ba bãi được giao phó : Sword  Beach -- Juno Beach -- Gold  Beach.

Đặc biệt  là lúc sáng tinh sương  06- 6- 44 , 180.000 lính Đồng Minh  và Pháp chuẩn bị đổ bộ tiến 5 bãi biển Normandie.Trong số lính do Anh diều khiển đổ bộ tại bãi Sword Beach, để giữ thể diện nước Pháp  có 177 hải biệt kích hổn hợp Pháp Anh  (commando de marine) đội  KIEFFER , tên của  chỉ huy trưởng Philippe KIEFFER, xung phong đầu tiên, nhằm tiến chiếm Ouistreham (Sword  Beach) và Pegasus  Bridge, cầu bắt trên sông Orne, để tiếp ứng đội lính nhảy dù Anh, đã chiếm nơi này trong đêm. Kết  quả cuộc huyết chiến phá chiếm Casino  do Đức biến thành pháo đài kiên cố tại Ouistreham bên Đồng Minh là 20 người chết và 50 bị  thương trong ngày J (D).

Những cuộc đổ bộ tiến chiếm các bãi đã thành tựu, tuy rất tổn thất, theo các giờ sau đây ngày J (D day) :Utah (8 g), Juno (8g45), Sword (9 g30), Omaha (10g), Gold (10g 45).

Sau khi dứt điểm phòng thủ địch nơi bãi biển, các đội xe thiết giáp, quân xa tiến vào đất liền bên trong :Các lộ trình Caen-Bayeux  được nối liền lúc 20giờ do Sư đoàn Bộ binh 50 của Anh, quân đoàn 1 của Mỹ do Tướng  Bradley  chỉ huy mở đường thông suốt từ St.Mère  Eglise  (gần bãi Utah Beach đến Bayeux), và liên quân đội Anh, Gia nã đại  khai lộ  giao thông từ Bayeux phía Tây đến phía Đông sông Orne (tức 3 bãi biển do liên quân này phụ trách).

Đúng 6 giờ chiều cùng ngày con đường xa lộ Pháp Đức được khai thông đến Berlin, nhưng những trận huyết chiến tiếp diễn giữa hai phe tại Normandie kéo dài đến cuối tháng 8-1944  mới chấm dứt.

Nhày dài nhứt 06-6-44, tuy tạm thành công tại các bãi đổ bộ, nhưng chưa chấm dứt hẵn tại bờ biển Normandie, vì còn một cứ điểm do Đức tử thủ : La pointe du Hoc (mũi Hoc) chưa dứt điểm

La POINTE  du HOC.

Là một thắng cảnh thiên nhiên của bờ biển Normandie, nếu thế chiến không lưu mặc cảm.Một dãy bờ tường đá vôi sừng sửng cao 35 thước nhiều nơi, chịu bão táp, cuồng phong biết bao năm tháng nhưng vẫn vững chắc với thời gian. Được quân Đức chọn đặt một  dãy súng đại bác, và phòng thủ tối kiên cố dọc dài bờ biển.

Muốn đánh phá cơ cấu khó chiếm này, nhiệm vụ tối quan trọng được giao phó cho một đại tá Mỹ  Texas tên James  PUDDER, một  huấn luyện viên  cầu thủ của  một Trung học Mỹ.Cuộc tập dượt hành quân khó khăn này, cần tìm một cảnh giống như Pointe Hoc  tại Anh.Với 225 biệt kích Mỹ, sau nhiều tuần luyện tập thuần thục, với việc sử dụng các giây có móc neo (lance grappin), thang giãn xếp, và giây thắt  gút.

Ngày 6-6-44, cuộc chiến không thật khó như dự trù, nhưng không may là gặp sương mù, sóng to cao hơn một thước, người lái thuyền đổ bộ điều khiển sai luồng gió, nên một chiếc ghe lật chìm. Đến khi tiến đến đích, thì lọt ngay tầm súng địch ! Lúc 7g10 toán biệt kích Mỹ leo lên bờ đất, 5 phút sau một biệt kích trèo lên đỉnh cao  thành bờ biển, những người khác phải núp tránh đạn bắn rào như mưa. Điều khó là làm sao giết bắt địch  núp trốn dưới hầm béton dày.Cần 2 ngày trời  mới thành công :Ngày 7-6, họng súng đại liên Đức bị diệt  nhờ súng phun lửa Mỹ.Chỉ huy Đức ẩn trốn tử thủ nơi hầm phòng không, chống cự đến ngày hôm sau.Kết quả, sau khi chiếm đồn lính biệt kích Mỹ chỉ còn sống lối 90 người.

Tai hại hơn nữa, là quân Đức phòng thủ bờ  biển Normandie với 6 đại pháo nòng to 150 m m, khiến Đồng Minh lo ngại. Những súng đại bác thật, Đức đã che dấu nơi kín đáo, trong những cánh đồng xa bờ biển để tránh bị phi cơ  Mỹ dội bom.Còn khi hạ được  hầm phòng thủ béton tại mũi Hoc, thì đa số biệt kích bị chết, mà kẻ còn sống chỉ thấy những lớp vách ván gổ dảy chịu đựng tường đất dưới hầm  với số ít lính Đức bỏ thây thôi !.

Sự lừa đối thủ  Đồng Minh này tại bãi La Pointe du Hoc là một bài học đắt giá cho các Trường huấn luyện quân sự Mỹ, Pháp  và  Đồng Minh, đề rút kinh nghiệm, tránh  ỷ y đánh giá lầm chiến thuật cáo già của địch.

3.-PHÁI ĐOÀN VIẾNG CÁC BÃI ĐỔ BỘ.

Lịch trình viếng các bãi đổ bộ đoạn chót có phần lủng củng, do sự kém chuẩn bị  chu đáo của bộ  chỉ huy hành quân của phái đoàn VN, trước khi xuất quân.

Rời  Deauville, phái đoàn ghé bãi đầu tiên tại Longues sur Mer (Gold Beach).

a. / +   LONGUES SUR MER.

Là  một làng nhỏ xa bờ biển, lập chung quanh di tích một Tu viện  St.Marie  cất  từ 1618.Gần  biển chẳng có bãi cát, mà  chỉ vài vịnh nhỏ giữa thành bờ biển cao, cảnh hoang vu gió thổi mạnh mà Đức chọn xây hầm béton đặt vài đại pháo.Xây từ 1943, cứ điểm này đáng lẽ chống ngăn hữu hiệu Đồng Minh  đổ bộ, nếu hoàn tất việc xây lập.Vì không lực Đồng Minh  đã liệng bom nơi địa điểm, khiến chưa hoàn thành trước ngày J. Sau 20 phút pháo chiến đại bác Anh ‘’ AJAX ‘’ đã ngưng tiếng súng địch.Nhưng 4 đại bác 152 ly Đức đã nỗ súng mãnh liệt.May nhờ Tuần dương Hạm  Pháp đã  bắn 2 lần trúng đích địch nên lặng im, nhưng vẫn chống cầm cự bởi đại liên.Ngày 7-6-44, địch quân Đức đầu hàng Anh từ Arromanches  tiếp viện. Dân chúng được sống bình an, ngủ yên …

Các du khách chụp ảnh lưu niệm tại các hầm súng đại bác Đức.

Thay vì tiếp tục tiến xe du lịch đến Omaha Beach theo ý đồ Tướng MINH  RAN (Pháp), Tướng  Cường (Hoà Lan) nhứt định cho quày xe lại  cách 5 cây số  để viếng bãi biển Arromanches.

b.--/ ARROMANCHES LES BAINS. (tên từ ngữ do rạch Arro chảy ra bãi  biển Manche).

Là một bãi biển tấm nhỏ, thuộc bãi biển Gold Beach, không thể sử dụng để Đồng Minh đổ bộ.Thất thủ ngày 6-6-44 bởi bộ binh nhưng đồn phòng thủ Đức còn cầm cự một thời gian. Lịch sử bãi đổ bộ nhân tạo này được diển tiến như sau : Churchill  và Lord Mountbatten (Anh ), đã trù tính.Bí mật lập một hải cảng nhơn tạo, đặt tên là Mulberry "B" hay "Wiston" tại Anh suốt 8 tháng từ 1943 : Kế hoạch  là dùng 115 thùng sắt to, mỗi thùng nặng từ 3.000 đến 6.000 tấn  tên Phoenix, làm thủng 60 chiếc tàu nhận đấm  chìm  dùng làm vật  nổi trên mặt nước, cản chân sóng biển, dài đến 8 km.Một nền kim khí bằng phẳng được lập rộng 1.000 m2  trên các thùng sắt nổi ngăn chận sóng, nối liền 4 cầu nổi dài dùng chuyển vận lên bờ đất liền.Ngày  9-6-44 tất cả  dụng cụ được  di chuyển trên đường biển bằng 200 chiếc tàu kéo theo sau tàu chạy trước (remorqueurs).Trong 12 ngày, cầu nhân tạo Arromanches ráp xong, giúp vận chuyển lên bờ 400.000 xe, 3 triệu tấn dụng cụ, 2 triệu rưởi lính chiến, 600 súng phòng không  DCA và vô số ballons tiếp vận người và vật liệu được  điều khiển đến  mục tiêu được  chọn  cho Thế  chiến II.Hiện  nay, ngoài biển khơi Arromanches, còn lối 20 thùng sắt nổi trên mặt nước và một số khác nằm nơi bãi biển. Thắng cảnh kéo lôi du khách xem nơi này ngoài chiếc  đại bác Đức loại nòng nhỏ bị tịch thâu chưng bày nơi công cộng, còn có Bảo tàng viện kỷ vật  đổ bộ một  rạp  Ciné  quây tròn  360 °, chiếu trên màn ảnh vĩ đại  một  cuốn phim tên ‘’ Le Prix  de la liberté ‘’ (Trị  giá của Tự  do) (20  phút), xen lẫn  với đoạn phim thời sự  chiếu  cảnh đoạn trường  và hy vọng, đau khổ và mục-ca (cảnh mục đồng).

Hấp dẫn hơn cả, là trên lộ gần bãi biển dẫy đầy quán ăn, bán hải sản, đặc biệt là sò hàu danh tiếng ‘’ asnelles ‘’  mà toàn phái đoàn không được  dịp thưởng  thức vì  thời gian tính.Một tai  nạn nhỏ  xảy ra cho một  nữ du khách, sau khi xe đậu tại  Arromanches  vì sơ ý  khi bước  xuống lề lộ, nên té nhẹ nhưng sây-sát da lòng bàn tay. Được  báo tin, đấng  phu quân  đi trước vội  quày lại chữa trị  cầm máu, sát  trùng  cho vợ .Vị  quân- y sĩ này  vì du ngoạn muộn, và mải-miết  xem phim thời sự chiến tranh, nên khiến  du khách  đồng hành không dám  rời xe để  tìm thức ăn trưa  dằn  bao tử !.Cuộc hành trình  tiếp tục tiến thẳng  đến bãi OMAHA  B each, sau khi rời  khu chiến  Anh- Gia-nã- đại.

c.--/ OMAHA  BEACH :

Là một  bãi biển, mang tên lịch sử muôn đời "OMAHA",  nối  liền 3 làng an bình : Vierville  sur Mer, Colleville  sur Mer và St. Laurent sur Mer.

Từ 6 g 30 ngày  6-6-44, Sư đoàn I ‘’ The Big Red One ‘’ và Sư đoàn Bộ binh 29 của Mỹ, tiến  từng đợt  để  đổ bộ tấn công  Omaha  Beach.Nhiệm vụ họ là sau khi  chiếm bãi, sẽ tiến  sâu vào đường bộ  quốc lộ 13 nối liền Isigny sur Mer đến Bessin. Đồng thời tiếp  chiến Tiểu  đoàn 2 Biệt  kích Mỹ đổ bộ  tại Mũi  HOC, và tiếp viện Tiểu  đoàn  47  Biệt Động  hãi quân hoàng gia Anh tại phía Đông.Nhưng chương trình suýt thất  bại vì  các lý do :

--  Thời tiết xấu, cuồng  phong sương mù, tàu chiến bị nước biển ròng kéo lôi xa và thiết  giáp xa nhằm  bắn trọng pháo giúp lục quân  bị kẹt ngoài  khơi biển vì sóng to gió lớn.Chỉ 2  xe  thiêt giáp  lên trên bãi, tiến chậm vì trở ngại lớn.
--  Đổ  bộ lên bờ, chiến sĩ Mỹ bị trì hoản  do các bãi mìn giăng đầy, và kẻm gai ngăn cản.
Lực  lượng Đức đặt trọng tâm nơi bãi này, nên cả rừng súng hoả lực Đức  tàn sát Mỹ quân.Không nơi trú ẩn, chỉ chờ hải triều lên thu hẹp lối ẩn trú kín đáo để cứu mạng.
Lúc 8 giờ, tổn thất nhân mạng lính Mỹ  và  chiến cụ thiệt hại rất nặng.Nhờ sự  can đảm vài chiến sĩ, được bảo vệ bởi pháo binh Hải lực, Mỹ đã dần dần chuyển  bại thành thắng,
tiến sâu vào nội địa lối 2km. Cuộc đổ bộ tại Omaha  Beach tưởng đâu đả thất bại, để chuẩn bị cuộc  hành quân sau : Trên 38.000 chiến sĩ Mỹ rời tàu lên đất  liền, 3.000 lính đã bỏ thây, thiệt hại lớn nhứt trong các cuộc  đổ bộ.Qua ngày sau 7-6-44,Mỹ liền lập cầu nổi tiếp vận để giải phóng Âu-châu Mulberry A nơi bãi Vierville sur Mer, để hoàn thành nhiệm vụ nói trên, và tiếp vận nhân vật lực.
Do đó, quang cảnh Nghĩa trang OMAHA được ân huệ Pháp đặc nhượng cho Mỹ suốt đời cuộc  đất để chôn đến hơn 9.000 nhơn mạng, tử trận tại các chiến cuộc Normandie.

Trên  thửa đất nghiã  trang rộng 70 mẫu, được cắm 9.387 thánh giá trắng, và vườn chiến sĩ mất tích (Jardin des Disparus) được ghi tên 1.557 lính không rõ lý lịch.

Một  nghiã trang minh mông đầy thập tự gíá, ngay  hàng thẳng lối tạo cho ấn tượng du khách một cảm tưởng  u buồn khó tả.Trước nghĩa địa được xây một  hồ  nước dài lớn  chưá  đầy nước và một dài chiến sĩ  trận vong được lập với bức tượng đồng điêu khắc tinh vi hình lực sĩ vạm vỡ liều thân đền nợ nước. Trên vách tường vòng cung hai bên có tả tỉ-mỉ các cuộc đổ  bộ của Đồng Minh.

Một quang cảnh thiên nhiên  mâu thuẫn với nơi vùi thây hằng vạn tử sĩ, là hiện nay du khách khắp nơi khi viếng bãi đổ bộ Normandie là cốt ý đến  nơi Nghĩa trang OMAHA, một  trong các bãi biển đẹp nhứt của vùng Normandie (hay Calvados).Vì nơi bờ biển dẫy đầy thắng cảnh đồi cây xanh, bãi cát trắng dài vô tận này, mà mỗi dịp hè  người địa phương đến tắm  biển với nhiệt độ là 18° C hay 19° C. Nơi này, còn được lập ‘’ Bảo tàng viện kỷ niệm ‘’ (Memorial  Museum / Musée mémorial)   chiếu phim trình bày hình  ảnh các  chiến  sĩ  Mỹ  mặc  quân phục vũ khí, xe thiết  giáp, đại bác, và các  trận đổ bộ.

Phái đoàn du lịch sau cuộc viếng nghĩa trang được hài lòng về tinh thần chụp ảnh kỷ niệm, nhưng vẫn nhịn đói đến địa điểm cuối cùng là Mũi HOC (La Pointe du HOC).

d. / LA POINTE DU HOC.

Như cảnh đã tả đoạn cuối, lịch trình đổ bộ nơi này là một trận tuyến, còn nguyên vẹn hình thái quang cảnh thiên nhiên. Dãy đồng bằng  đất trống quanh địa điểm dẫy đầy đường hầm do quân Đức  đào, và những hố  sâu miệng  lớn, là di tích các cuộc dội bom Đồng Minh  nhằm  giảm sút cường lực phòng thủ địch  từ  tháng  4-1944.Tổng số  bom được  dội là 698 tấn. Quanh đồn trú  béton  đào sâu dưới đất của Đức, chu vi bao đầy kẻm gai, gây trở ngại cuộc tiến quân biệt  kích Mỹ  với  nhân số  225 người .Trọng pháo Đức  tầm xa  Đức có thể bắn dài 23 km  được  di chuyển địa phận cách xa phía sau, để tránh bị dội bom.Sau 2 ngày chiến  đấu, biệt kích Mỹ chết hơn 100 người, và chỉ còn 90 chiến sĩ vô sự , và thương  binh khác.

Phái đoàn du lịch, do các quân y sĩ cùng khóa  còn trẻ tuổi, khỏe mạnh, xông xáo  di chuyển đến các hầm trú  dù phải leo cao, xuống thấp lối  đường đất mòn và xuống tận đáy cứ điểm phòng thủ Đức để  quan sát, chụp ảnh  cho đáng chuyến đi du lịch.Trong khi đó, các vị phu nhân hoặc do hiếu kỳ, đi đoạn đường ngắn, hoặc  ngồi nghĩ ngơi trên xe du lịch chờ lang quân về .Ngoại trừ  nữ chiến sĩ trẻ tuổi Kim Chi, kiêm ca-sĩ Tâm lý chiến, đã đến tận khắp nơi, kể cả trên đỉnh cao bờ tường đá vôi, có trồng cây tháp nhọn cao, ghi công thắng trận để chụp ảnh các Falaises lưu niệm, mặc tình gíó to ù ù thổi, suýt  ngã nghiêng người.

Sau khi viếng cứ  điểm chót các bãi đổ bộ Đồng Minh Thế  chiến II tại Normandie, La Pointe du Hoc, (còn được  gọi là Bãi  đổ bộ thứ  6), đầy  gian nguy  hiễm- hóc, được  giao phó  cho Biệt kích Mỹ (Rangers), phái đoàn du ngoạn trở về Paris với  cảm giác lặng yên khó tả.

Kết  quả tổn thất  sau ngày 06-6-44 như  đã kể nơi Chương trình Đổ bộ (III- 2- b), là 10.300 người  (3.000 tử trận) trên tổng số nhân lực 156.000 đổ bộ (17.000 lính dù, 56.000 lính Mỹ đổ bộ Utah Omaha  83.000 lính Anh, Gia nã đại).

Tổng kết  tổn thất  chung khi TC II  chấm dứt là 200.000 tử trận và bị thương, một  kết  quả bảo vệ tự  do nước bạn, với  giá thật  đắt.

Phái đoàn vẫn không ăn trưa, xế  có ghé tạm  mua thức ăn dọc đường , để về  Paris kịp trước  nửa đêm.Trên đường về, còn dịp dừng chơn tại Nhà Thờ LISIEUX  (Basilique Sainte Thérèse).Sanh ngày 2-1-1873 tại Alençon, bà Ste Thérèse là giáo dân  trong gia đình đạo dòng.Mất mẹ  lúc lên 4 tuổi, lúc gia đình về Lisieux  cư ngụ, khác hơn các chị vào Tu viện, bà muốn vào nhà kín dòng Carmélite, để hiến  cuộc  đời với Chúa Jésus.Vào Thánh đường Lisieux ngày 9-4-1888 (15 tuổi), bà sống thêm 9 năm, từ trần ngày 30- 9- 1897 (24 tuổi).Bà được Đức  Giáo Hoàng Jean  Paul II  phong Thánh  ngày 19-10- 1997.

Chỉ tiêu cuộc  đời  bà là : Tình thương (tức là ban cho kẻ khác, và tự hiến thân).Thánh thể của Thánh nữ St.Thérèse  còn lưu giữ tại Đại Giáo Đường Lisieux. Trên quảng đường thiên lý  về  Paris dài gần 200km, nhờ Tổng Cuộc Trưởng  CTTL, Lm P.h.Lạc điều khiển  cuộc hát ca, kể chuyện, do các vị Nữ chiến  binh cuộc  Hành  quân  Normandie  tham gia nhứt là Nữ Ca Sĩ Kim Chi, với  giọng ca  tuyệt  vời, gợi cảm khiến  toàn  thể bớt  mệt, vui vẻ. Phái đoàn về một mạch đến Paris lúc 21 giờ, và mỗi  người tự hối hả tìm nơi ăn tối hoặc về nhà riêng nghỉ ngơi phục sức.

KẾT LUẬN :

Cuộc  du ngoạn Normandie tuy vỏn vẹn ba ngày, nhưng toàn thể du khách hài lòng, tuy có vài lủng-củng nhỏ. Đó là chuyện vô thường, chuyến  đi  được kể như thành công, tuy nhọc mệt, nhưng đi về  được bình an vô sự.

Như đã hứa, bài tường thuật  về du ngoạn sẽ được  tường trình với  người đồng hành, và quý bạn đọc  giả xem tiêu khiển, nếu muốn.

Bài khảo cứu tuy quá dài, nhưng hy vọng  gần  đầy đủ chi  tiết , được  kèm thêm các ảnh đẹp do quý  vị cùng đi, đã chuyển gởi  và ảnh độc đáo khác, do  nhờ chuyên viên Văn Phòng  LĐXH  phụ  họa thêm nhìn đở  chán !  Xin cảm tạ tất cả quý  vị  đã giúp hoàn mỹ bài tường  thuật  .Mục  đích chánh chuyến du ngoạn được  thuật  tã  là ngoài sự hiểu biết  thêm các địa danh sau hai Thế chiến và chiến   cuộc  đổ bộ của Đồng Minh.Hằng triệu tử sĩ   đã bỏ mình vì chánh nghĩa bảo vệ tự  do, cho nước  bạn. Đến năm  2014 là kỷ niệm 100 năm Thế  chiến  I, và 70 năm  Thế  chiến II.Nhưng kẻ chịu ơn  còn nhớ  đến người  giúp ơn chăng ?  Và  các quốc gia hùng mạnh  tiến  bộ khoa học kỹ thuật khác vẫn mưu đồ gây chiến để bảo vệ lý tưởng chánh trị, tôn giáo, quốc gia, hay chỉ nghĩ tư lợi mà quên cứu nước, gìn giữ non sông bờ cõi nước nhà ?.

Về  thế chiến II, các cuộc đổ bộ của lực lượng Đồng- Minh tuy đã thành công vài ngày sau ngày 6-6-1944, khi đã  chiếm các cứ điểm phòng thủ của Đức dọc bờ biển Normandie. Nhưng với lực lượng tử thủ của Đức tại hậu cứ cách bờ biển  30 km vẫn còn hùng hậu.Và  các thiết  giáp xa  Panzers của Đức cố thủ nơi Pas  de Calais vì sai lầm do tình báo địch Đồng-Minh  gài bẩy, đã quày lại Normandie để tử chiến.Cuộc phản công của Hitler và các Tướng lãnh Đức kéo dài đến 12-9-44, mới  chấm dứt chiến trận  Normandie, theo một số sử gia, như đã nói nơi  trước.Bài tường thuật  này chỉ lược tả  cảnh mắt thấy  tai nghe  ngày du ngoạn và  căn cứ theo tài liệu tham khảo.Nếu có dịp, xin  sẽ thuật kế tiếp chiến cuộc hai tháng sau  ngày đổ bộ  6-6-1944 tại Bretagne (Normandie), đầy máu đổ rất khủng khiếp, qua tài liệu  báo chí địa phương năm 1994 tại Bretagne, sau 50 năm kỷ niệm.

Vài  chi tiết nhỏ về ngày đổ bộ 6-6-44 sau đây không thể bỏ qua, và được thuật kể :
+ Từ đầu tháng 6- 1944 một  trận bảo thật to  xảy ra tại biển Manche.Lầm tưởng là Đồng Minh không thể nào thực hiện cuộc đổ bộ trước  thời tiết rất xấu này, nên Tướng Đức Erwin ROMMEL  trở  về  Đức  để dự tổ chức lễ sinh nhựt vợ Ông

+  Các  Tướng lãnh Đức khác hành quân tại Pháp , đều  tập họp tại Rennes  để  tổ chức chiến thuật  chống phe Đồng Minh.Và rất may là  ‘’ Thời tiết ‘’  đã ban ơn cho Tướng Eisenhower  một ngày nhẹ gió  bão hơn, để tung chiến  cuộc Overlord.Khi  các quốc  gia Đồng Minh đổ bộ, Hitler  vẫn ngủ  ngon, và  không ai dám đánh thức để báo cáo !

Và khi thuật kể chiến lược, chiến thuật của lực lượng Đồng Minh, chống Đức lúc Thế chiến II , tôi sực nhớ lại sử  tich  Tàu  về ‘’  Tôn Tử Binh Pháp ‘’ Bộ Binh thư của Tôn Vũ  đời Chu soạn, thường luôn nhắc kẻ cầm binh hành quân nên nhớ mẹo ‘’ Dương Đông kíchTây ‘’, chân giả luận, và không nên ỷ lại, lượng sức mình, chớ khinh địch, và lợi dụng thời tiết.

Về điểm này, dưới thời Tây Thục, Đông  Ngô, trong trận  ‘’ Xích Bích ‘’, Khổng Minh lập đàn cầu ngọn gió  Đông, và cột thuyền dụ Lỗ Túc  đốt thuyền Tào Tháo  chạy cháy râu !
Tại Việt-Nam, cũng áp dụng hỏa công nơi trận Rạch-Gầm  Xoài Mút , chận đốt cháy thuyền  quân Xiêm, khi nước rút nơi Xoài  Mút.

Điều quan trọng khác trong chiến lược khai thác đối thủ là : Tình báo hay Gián điệp.Thành  công hay thất bại đều do mật báo đúng hoặc sai, phản gián tài tình. Nhưng tệ hại hơn là ‘’ bí mật ‘’  bị ‘’ bật mí ‘’ :Gián điệp giữa ‘’ Ta và Địch ‘’  và ‘’ Bạn và Ta ‘’  rất tế nhị  và nguy hại.Nhưng kém tác hại hơn  là kẻ nối giáo giặc hay địch để mãi quốc cầu vinh, an thân thủ phận, bán linh hồn cho  Quỷ …. ?, bằng cách  cắt xén hiến dâng một  phần đất lãnh thổ quốc gia cho ngoại xâm !

Xin luôn nhớ câu châm ngôn Hán Việt : «Nhứt  tướng công  thành vạn cốt khô».

Nay xin đổi lại : « Cứu  một  quốc gia, triệu thây phơi» !

Để kết thúc, xin hiến vài vần thơ mộc mạc sau đây để lưu niệm về hậu quả Hai Thế chiến.

HAI THẾ CHIẾN I-II

Thế chiến lần đầu gần trăm năm (1)
Hơn triệu chiến sĩ chết âm thầm
Đồng minh giúp Pháp vì chánh nghĩa,
Picardie thoát ách ngoại xâm.
+++
Sông Somme máu nhuộm vịnh ao đầm  (2)
Nạn nhân chiến trận, đã khổ tâm
Thân nhân bỏ mạng, vì lý tưởng ?
Phân tán gia đình, mất tình thâm.
+++
Nghĩa địa điệp trùng tử sĩ nằm,
An giấc ngàn thu, oán hận căm
Hoa hồng thắm máu, tràn đồng đỏ (3)
Biểu tượng Amiens, khắc ghi tâm
+++
Normandie, gần  bảy mươi  năm (4)
Đồng minh mười nước đã hiệp tâm
Đổ bộ diệt tiêu pháo đài Đức,
Giết sạch địch thủ, ẩn hang hầm.
+++
Tổn thất nhân mạng thật  trọng trầm
Omaha, lính Mỹ yên nằm
Gần vạn sanh linh thành uổng tử (5)
Pháp Mỹ  trọn đời, phải đến thăm.
+++
Thế chiến là bài học uyên thâm
Cớ sao nhân loại luôn lỗi lầm
Xâm lăng giết hại, dùng hơi độc
Giết người oan uổng, quá ác tâm !

PARIS ngày 22-10-2013
TRẦN VĂN TRUNG

CHÚ THÍCH :
(1)--  1914-2014 = 100  năm  (Thế chiến I).
(2)-- Baie de la Somme
(3)-- Hồng huyết  hoa  (Coquelicot)
(4)-- Thế chiến  II  (1944- 2014 = 70 năm)
(5)-- Omaha  Beach : Nghĩa trang Mỹ chôn 9.000 tử sĩ  TC  II


TÀI LIỆU THAM KHẢO :
--  Voyage en Côte Picardie (Punch Editions (Mai  2003)
(La Baie de Somme et ses vallées riantes)
--  Picardie (Guides Bleus /Edition Hachette (Avril 2007)
-- Picardie (Le guide du Routard 2009/2010)
-- Normandie (Guides Bleus / Hachette /2011)
-- Normandie (Guides du Routard 2011/2012)
-- Basse Normandie (Geo Guide 04 /2012)