Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

ISLANDE (ÍCH LAN) - TRẦN VĂN TRUNG


ISLANDE (Terre de glace) lấy gốc từ chữ ICELAND hay ISLANDS (Anh ngữ), Ích Lan hay Ái-tư-lan (Việt ngữ từ xưa), và ngày nay tại VN, nó được gọi với cái tên mới là «Băng Đảo».

Ích Lan là một quốc gia thuộc quần đảo Bắc Đại Tây Dương, có vị trí nằm giữa đảo Groenland (đảo Grô-en-lăng ở Mỹ châu, gần bắc cực) về hướng Tây, Écosse (Tô-cách-Lan/ nước Anh) và quần đảo FÉORÉ thuộc Đan Mạch về hướng Đông Nam.

Tuy nằm gần lục địa Mỹ-châu qua đảo Groenland xét về mặt địa dư nhưng  ISLAND lại thuộc về Âu-châu nếu xét về lãnh vực văn hoá và sử ký.

Diện tích = 103.000 km2 - Dân số lối 320 000 người.
Đô thành = Reykjavik - Ngôn ngữ : Islandais (Icelandic).

Trước khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, Islande đã từng đứng hàng đầu về phát triển kinh tế, chiếu theo ghi nhận của IDH (Indice de Développement Humain vào năm 2007-2008).

Kinh tế là 1 hệ thống hỗn hợp về giao dịch tài chánh, chài lưới và kỹ nghệ (địa hạt chánh). Hội viên ONU (Tổ chức Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng Âu  châu : OTAN (Phòng thủ Bắc  Đại Tây Dương), AELE, OCDE và EEE. Xin gia nhập cộng đồng Âu châu ngày 17-7-2009. Hiệu kỳ Quốc Gia là hình chữ nhựt nền xanh, trên có 2 dấu thánh giá hình chữ thập đỏ.

I. MÔ TẢ ĐẠI CƯƠNG

1. ĐIẠ CẤU
Nằm trên cột sống lưng Đại Tây Dương (dorsale médio-atlantique), nước Cộng Hòa ISLANDE (République d’Islande) phân chia những tảng địa cấu Bắc Mỹ và Á-Âu (tectoniques eurasienne et nord-américaine) ra thành hai ngả và có số lượng hoả diệm sơn rất lớn. Điểm then chốt của nước Islande nằm dưới núi Vatnajö Kull. Đặc điểm này tạo cho đảo có một địa thế sinh hoạt kinh tế về vùng núi lửa và địa nhiệt (géothermale), nằm dọc theo rãnh đá nứt nẻ và lõm sâu (graben), mà đá thạch nham lầy nhầy (magma) lồi lên mặt đất.

Về sinh hoạt của hỏa diệm sơn thì rất đa dạng do nhiều núi lửa cũ đã có từ lâu, các rạn đá nứt nẻ (failles éruptives) hiện còn hoạt động (130 địa điểm). Ngoài ra, còn có những hiện tượng hoả diệm tương tợ như hơi nước nóng chứa khinh khí lưu hoàng (hydrogène sulfuré) khi phun ra gặp dưỡng khí của không khí (oxygène) hóa thành diêm sinh (soufre). Những hiện tượng này có tên gọi là «phénomènes para-volcaniques» hay «solfatares». Sau cùng còn có những suối phun nước nóng (geyser hay geiser / tiếng Ích Lan : geysir). Nhờ đó mà dân chúng sinh sống tại đây có thể tận dụng chúng để tiêu dùng hoặc sưởi ấm nhà cửa với giá rẻ mạt.

Từ Đệ Tam kỷ nguyên (Ère tertiaire), diện tích của nước này là 103 000 km2, thay đổi sinh hoạt kinh tế thường xuyên, quanh vùng núi lửa biến thể nhanh chóng (theo échelle des temps géologiques).

Núi lửa Eyjafjöll, phun lửa ngày 15-4-2010, làm trở ngại đường bay của phi cơ Âu châu rất lâu ngày, vì khói núi lửa, nếu bám hút vào chong chóng sẽ gây ra tai nạn.

2.  ĐỊA HÌNH HỌC VÀ THỦY HỌC
Những địa lợi thế phụ khác : thác, sông ngòi, thạch băng, hồ glaciers (Băng tảng), và du lịch. Islande có một địa thế khá quan trọng (cao nguyên) là một vùng đất cao nguyên (500 m). Bờ biển là dãy núi, bị đứt khoảng bởi Fjords (Tây và Austerland).

Núi lửa cao nhứt là Hvannadalshnúkur (Đông Nam 2109,6 m. Lối 10% đảo gồm tảng băng (glaciers). Bốn tảng băng quan trọng = Vatnajökull, le Hofsjökul, le Langjökull và le Mýrdalsjökull tạo thành nhiếu rạch lớn (có tên là Jökulsá) dài nhứt là 230 km (Pjorsá). Rạch mạnh nhứt về lực phát (423 m3 s-1) nguồn điện lực quan trọng được dùng kỹ nghệ hóa. Nơi này kéo lôi du khách nhứt để nhìn mặt trời lên khi bình minh ló dạng tuyệt trần (aurores boréales).

3. THỜI TIẾT
Thời tiết hải đới ôn hòa, ảnh hưởng bởi gió lạnh Bắc cực. Nhờ dòng nước biển  nóng Gulf Stream, bờ biển miền Nam, và Tây có khí hậu ôn hòa lúc mùa đông hơn là Nữu Ước (New york).

Nhiệt độ không xa khoảng 0°C (cao nhứt là 5° tới 10°C hằng năm Reykjavik, 3,8°C tại Akureyn. Máy vũ kế ở Bắc Akureyn có 500 mm, miền Nam thường bị bão biển, có khi cao quá 2000 mm.

Đảo Islande hầu hết thuộc miền Nam của Bắc cực (Cercle Arctique), nên có ngày đêm thay đổi xuất hiện, hè đêm vắng, ngày dài. Chỉ có đảo Grimsey là nơi phương Bắc Ích Lan (Septentrional Islande) nhiều nhứt, do Cercle Polaire Arctique xuất hiện trải xuyên qua.

4. THẢO MỘC
Hơn nửa lãnh thổ không có thảo mộc, nói khác hơn chỉ có lưa thưa cây cối. Lối 2%  lãnh địa là có hồ, ao nước. Địa bàn cao nguyên là một bãi sa mạc, hoặc vùng núi non, và 10% diện tích là băng thạch. Phần còn lại gồm dãy núi đá phơi trần (23%), đất có thảo mộc rải rác (13%) và cát (3%).

Vòng đai đảo Islande có cây cối xanh tươi, ngày nay chỉ  có cảnh «toundra», tức bụi cây nhỏ và cỏ mọc lưa thưa tại vùng Bắc cực, khác biệt với vùng rừng đầy cây thông, tùng, bá... (conifères), được gọi tên đặc biệt là «taïga»’. Khi xưa, lúc dân Vikings đến chiếm đảo (Thế kỷ thứ IX), có gần 1/4 rừng cây trên đảo. Sau đó gỗ bị đốn chặt  dùng xây cất nhà cửa và cho kỹ nghệ, đất bị khai khẩn để canh tác nông nghiệp, nuôi trừu, thành diện tích khu thảo mộc bị thu hẹp, còn lối 1,1% lãnh thổ đảo (0,2% rừng, và 0,9% bụi cây cỏ). Gần đây, từ 1/4 thế kỷ 1903, để bảo tồn lãnh thổ, chánh phủ phát động phong trào trồng cây tại rừng Hallormsstarskogur gần Eglisstadir miền Đông đảo, nhằm tạo phát nhiều hầm than khí (carbone vì đất khô cằn).

Thảo mộc địa phương gồm có 470 giống cây hút thông nước (plantes vasculaires) và 500 giống rong rêụ biển (mousses). Đa số do Âu châu cung cấp (72  giống) và Mỹ (8 giống) được còn tìm thấy trên đảo.

5. CẦM THÚ
Vì là hoang đảo, Island có rất ít thú sống trên đất  liền lục địa (không có loại bò sát và  amphibiens (loại động vật lưỡng thể, vừa ở dưới nước, vừa ở trên bờ), chỉ có một giống thú có vú (mammifère), muỗi, sâu rất ít. Ngược lại, hải điểu rất nhiều.

Loại thú có vú duy nhứt là «chồn Bắc cực» (renard polaire/alopex lagopus), có thể xuất hiện đi đến ở trên đảo, khi biển đông đá. Thú này sinh sản nhanh chóng vào mùa đông lạnh, mặc dầu bị săn bắn vì ăn súc vật trừu nuôi (agneaux).

Những loại có vú khác dưới nước còn tồn tại là giống biển cả như cá ông voi và hải cẩu (baleines, phoques).

Từ thế kỷ thứ X, dân Viking đem vào đảo nhiều thú vật khác như : chuột cống, chuột lắt, nông súc có trừu dê bò ngựa. Ngựa Ích Lan  nhỏ con (1,30 m hay 1,40 m). Hiện nay có lối 50 000 con được nhập cảng từ trước thế kỷ thứ X, rất khỏe mạnh dẻo dai và được sử dụng vào công tác mang chuyển đồ vật tại nội địa.

Giống chim biển địa phương gồm có con pingouins nhỏ (chim vịt miền Bắc cực/Alca Torda), được dân bắt ăn thịt và trứng mới đẻ. Những con chim biển tên «macareux moines» thuộc giống loại pingouins cũng có mặt.

Hiện nay tại Mývatn-Laxá có gầy nuôi giống chim miền nước ngọt.

6. NHÂN LOẠI
Islande thuộc Âu châu hơn Mỹ về mặt chánh trị, vì gốc người Âu châu đến định cư  từ trước (không thuộc giống dân Nam Mỹ (Indienne hay Inuit). Lý do thứ là lãnh thổ phần lớn nằm trên hải địa Âu châu hơn Mỹ.

Mật độ dân số là 3,01 dân /km2. Sự phân chia cư dân thật không mấy đồng đều : Đa số dân thường tập trung sống nơi bờ biển, lập làng mạc, tỉnh hạt. Vùng nội địa trung ương là «cao nguyên» thì gồm có nhiều sa mạc, rất khó sinh sống.

Đô thành Reykjavik tập trung hơn 1/2 dân số (nếu thêm vào các khu dân cư sống rải rác ở ngoại ô thì mật độ lên đến 2/3  tổng số dân). Phía Đông Đảo chỉ có 12 000 dân, đa số sống về nghề ngư phủ chài lưới. Thành phố đông đáng kể khác gồm có AKUREYN, hải cảng quan trọng  miền Bắc đảo, và KEFLAVIK được đặt phi trường quốc tế.

7.  DI CHUYỂN
Về đường bộ thì từ năm 2009 đã có 12 869 km đường lộ (4 506 đường chánh). Xứ này không có đường xe lửa.

Quốc lộ 1 (N1) là lộ chánh chạy quanh đảo, có dân cư sinh sống. Những đường nhỏ khác vào nội địa thì không có người ở và chỉ dành cho xe 4 x 4 chạy vì gập ghình khó đi.

Tại Islande, xe bus là phương tiện di chuyển thông dụng nhứt cho khách du lịch mùa hè. Auto stop (đi quá giang) cũng là phương tiện di chuyển cạnh tranh với phương tiện phổ biến vừa nêu.

Phi trường KEFLAVIK (cách đô thị chừng 50 km) là 1 phi trường quốc tế và còn được gọi là «Hub» do các công ty Icelandair phụ trách công tác giao thông khứ hồi quanh năm từ các nước Pháp Bỉ, Gia Nã Đại. Ngoài ra còn có công ty WOWAIR phụ trách và cạnh tranh với công ty ICELANDIC Express, tồ chức bay từ Pháp hay Thụy Sĩ đến. Những phi trường khác thì được sử dụng cho việc di chuyển nội địa. Islande có tất cả 98 phi trường, có nhiều nơi rất thô sơ, dạng nhỏ.

8. LƯỢC SỬ
Xứ Ích Lan được dân địa phương ở từ thế kỷ IX. Quốc gia tự do này được công nhận từ năm 930, khi «ALTHING» Thượng Viện xưa nhứt thế giới, họp tại xứ này.

Nước Cộng Hoà tồn tại đến 1262, ngày mà nước Ích Lan trực thuộc xứ Na-Uy   (Norvège). Từ 1380, bị Vương quốc Đan-Mạch đô hộ trong 5 thế kỷ.

Từ 1944, xứ được nhận là nước Cộng Hoà độc lập. Tiếp đến, do cuộc khủng  hoảng tài chánh năm 2003, nước Ích Lan  đã khởi cuộc cách mạng ôn hoà.

Thượng viện Ích Lan ngưng hoạt động từ 1800 đến 1884, dưới thời kỳ vương quốc Đan Mạch phồn thịnh, Được phục hồi từ 1845, Thượng viện trở thành cơ quan hành pháp do vua Đan Mạch Christian  WILL chấp thuận, và dời trụ sở từ tỉnh Pingvellir về Reykjavik.

Tổng thống Cộng Hoà Ích Lan được bầu 4 năm theo Hiến Pháp, ông có quyền bổ nhiệm Tổng Trưởng và chủ tọa Hội Đồng. Trên thực tế, việc lựa chọn Tổng Trưởng do các đảng phái chọn và cử nhiệm.

Với tư cách nguyên thủ quốc gia, Tổng Thống chỉ là đại diện nước Ích Lan tại ngoại quốc thôi. Tổng Thống đầu tiên là Ông OLAFUR RAGNAR GRIMSSON được bầu từ 1996, và tái cử từ 2008, quyền hành pháp, đều do các Thẩm phán nghị quyết. Các Tổng Trưởng đều có quyền điều hành tùy lãnh vực mình dưới sự điều khiển của bà Thủ Tướng Johanna Siguro Ardottir, lãnh đạo từ 01-02-2009.

Quyền hành pháp Ích Lan  đều được luôn luôn hợp tác giữa hai đảng phái hay nhiều hơn. Các Nghị sĩ tại Thượng viện ALTHING luôn được nhiều đảng viên chính trị khác nhau phụ trách. Từ tháng 11 năm 2010, quyền hành pháp tại Ích Lan gặp khó khăn do cuộc biểu tình dân chúng (Cách mạng son chảo / révolution des casseroles). Chánh phủ buộc phải từ chức, và dân bầu một cơ quan lập hiến.

Sau cuộc trưng cầu dân ý, cơ quan này được lập từ ngày 20-10-2012.

9. KINH TẾ
Nền kinh tế cổ truyền Ích Lan thịnh hành nhờ ngư nghiệp và xuất cảng hải sản (60 % tổng số lợi tức xuất cảng quốc gia). Ngành nông nghiệp giảm sút nhiều (77 % nông dân năm 1900, chỉ còn 4% đầu thế kỷ XXI). Đất canh tác chỉ được 1% diện tích lãnh thổ đảo. Tuy nhiên nhờ địa nhiệt (géothermie), dân địa phương có thể sử dụng nhiệt độ khai thác và cung cấp để sưởi ấm cây, rau được trồng trong nhà « băng kính « (Serres), thắp sáng choang suốt ngày đêm.

Vì muốn bảo tồn ngư nghiệp và nông nghiệp, nên xứ Ích Lan gia nhập Cộng đồng kinh tế Âu châu.

10. SẢN XUẤT NĂNG LƯỢNG
Năng lượng hồi chế (Renouvelables) là khu vực tối ưu nền kinh tế Ích Lan, và chính sách năng lực quôc gia (70% nhiệt năng nước Ích Lan  do năng lượng hồi chế).

Hơn 99 % về điện lực do thủy lực và địa nhiệt lực cung cấp.

Hai trung tâm biến điện lớn nhứt nước Ích Lan là : HELLISHEiÔI (Địa nhiệt), và nhà máy biến điện do thủy lực của đập  KARAHNJUKA VIRKJUN cung cấp.

Nước Ích Lan là xứ duy nhứt trên thế giới, có nhiều trạm tiếp vận khinh khí (Hydrogène) cho những chiếc xe hơi chạy bằng pin nhiên liệu (Pile combustible).

Xứ Ích Lan có khả năng tiếp tế 10 tấn về thán khí cho mỗi người dân để sử dụng cho các nhà «băng kính» (Serres).

Nước Ích Lan là xứ có năng luọng bất tận, rất thừa thải cho nhu cầu dân chúng. Xứ này đã có mộng chế tạo một dây «cáp» (câble) chạy xuyên dưới biển Đại Tây Dương sang Âu châu để tiếp năng lực cho lục địa này.

Vì không đủ khả năng xuất cảng năng lượng quốc gia ra hải ngoại, nước Ích Lan  bèn nhập cảng đại kỷ nghệ biến điện vào nước để chế tạo nhôm (Aluminium), nhờ thủy lực Đập chánh và cao nhứt nước, cao 198 thước, đã cung cấp điện lực cho hảng Nhôm  ALCOA, chế tạo 322.000 tấn Nhôm mỗi năm.

11. NHÂN SỐ
Đa số dân Ích Lan  tập trung sống tại bờ biển miền Nam. Gần 80% nhân khẩu tập trung tại Đô thị REYKJAVIK. Phần ngoại lệ về nhân số học, tại tỉnh AKUREYRI có đến 17.754 dân sống tại miền Bắc Ích Lan  vì địa điểm nơi này thuận lợi cho việc canh tác và nuôi chim biển.

Ngày 01-01-2012, sự kiểm tra dân số Ích Lan cho biết  số dân là 319.575 người, không kể dân xuất ngoại sống và làm việc tại Âu châu, Gia nã đại, và Mỹ châu.

12. NGÔN NGỮ
Tiếng gốc Đức được nói tại Ích Lan. Nguồn gốc ngôn ngữ xứ này là «Norrois» từ Trung cổ chung cho các nước vùng Thụy-Na-Đan (Scandinavie). Nhờ sống riêng biệt nơi băng đảo, nên tiếng chữ Ích Lan  được duy trì từ chữ viết đến tiếng nói (Icelandic). Các ngoại ngữ khác thường được sử dụng là các ngôn ngữ : Anh, Đan Mạch. Chữ Pháp và Đức được chọn thành ngoại ngữ cấp đại học.

Những nơi hẻo lánh miền Bắc Ích Lan  còn nói tiếng «Norrois», vì tương tợ với với tiếng đảo Féroé và Na Uy.

Trong lãnh vực hành chánh, Anh ngữ và ngôn ngữ Đan Mạch vẫn còn thông dụng.

II. DU NGOẠN THẮNG CẢNH

Nước Ích Lan là xứ băng đảo hẻo lánh, nhưng được có những thắng cảnh thiên nhiên quý hiếm kéo lôi du khách đến. Tâm lý thông thường du khách là du lịch ít tốn kém về di chuyển, nghĩ trọ đêm tại khách sạn, viếng nhiều thắng cảnh, và ăn uống rẻ tiền. Tổ chức dịch vụ du lịch dựa trên thị hiếu du khách, nên thực hiện các chương trình du ngoạn như sau :

a/ Phi hành : phi cơ của 2 hảng ICELANDIC (và WOW), cạnh tranh giá cả. Mùa hè, có thể hạ giá 50%  của giá khứ hồi bình thường khoảng 500€ ;

b/  Từ phi trường :
Phi trường quốc tế KEFLAVIK, cách đô thị REYKJAVIK non 50 km, có tầm  quan trọng kém. Khách sạn này chỉ chứa  du khách đi thật sớm từ Ích Lan hay đến trể khuya, không còn xe Bus về đô thị.

Phương tiện di chuyển : xe Bus là chính yếu, không có taxi. Hai cách đi trong ngày : hoặc từ phi trường đến đô thị, hoặc từ phi trường đến thắng cảnh Blue Lagon (Thanh Hồ), trên trục lộ về đô thị, ghé tắm, sau đó về khách sạn đúng giờ hẹn với xe Bus. Có thể mướn xe du lịch riêng tại phi trường với 2 điều kiện : trả tiền trước bằng Crédit Card, thời gian mưón và thế chưn bảo hiểm khi xe hư.

Từ phi trường, có thể đặt chổ xe Bus ngày muốn du ngoạn nơi nào mắc hay rẻ tiền, nhiều hay ít nơi viếng từ đô thị Ích Lan .Thường xuyên, du ngoạn theo lịch trình « The Golden Circle «, viếng 3 nơi trong ngày (Thí dụ : Gullfoss, Geysir và Pingvellir), hoặc 2 nơi (Pingvellir-National Park và Fontana Wellness).

c/ Từ khách sạn :
Nhờ khách sạn dặn chỗ và nơi du ngoạn, cùng ngày giờ khởi hành và về khách sạn bằng xe Bus, qua sự thanh toán thẳng với khách sạn. Ngày rời Ích Lan, cũng có thể nhờ khách sạn dặn xe Bus đến đón tại chổ ở lên phi trường. Tóm lại, hệ thống di chuyển đường bộ bằng xe Bus du ngoạn thắng cảnh được tổ chức rất chu đáo, khỏi lo sợ lạc đường, hay lội bộ về chổ trọ, vì tổ chức giao liên giữa khách sạn và trạm chánh Bus rất chặc chẻ. Vì lý do ở ít ngày tại Ích Lan, nên tôi chỉ viếng vài thắng cảnh thiên nhiên và tại Đô thị. Đa số khách sạn trung bình ở tại ngoại ô cạnh đô thị Downtown. Ngoài các khách sạn cao ốc sang giá đắt, đãi ăn trưa chiều, những khách sạn bình thường, ngoài tên «HÔTEL» ra, có thêm chữ Guesthouse, là những nhà Villas riêng cao 2 từng,nằm kế cận, được ngăn thành phòng riêng cho du khách mướn trọ, có ăn sáng. Giá mỗi phòng 2 hay 3 người ở, trung bình mỗi ngày đêm mùa hè  là từ 105€  đến 115€ (Phòng tấm và vệ sinh công cộng mỗi từng, gồm có lối 5 phòng thuê ở dùng chung).

THẮNG CẢNH, CẢNH THIÊN NHIÊN

Thắng cảnh Ích Lan kéo lôi được du khách nhiều nhứt đến viếng, tùy sở thích cá nhơn, ở rải rác khắp xứ. Đa số tập trung miền Tây Nam Ích Lan, gần đô thị Reykjavik, phi trường Keflavik, nơi dân địa phương cư ngụ đông nhứt, vì sinh sống dể dàng, tìm việc làm không khó nơi các cơ xưởng kỷ nghệ, dịch vụ du lịch, di chuyển tiện lợi, thương mải phồn thịnh, chài lưới sung mãn. Thắng cảnh thiên nhiên nơi băng đảo chỉ gồm cảnh đẹp các thác, suối, vịnh, hồ, núi lửa. Cơ quan du lịch tổ chức du lịch hằng ngày viếng vài ba chổ gần đô thị, hoặc xem làng ngư phủ, dân Vikings, hoặc xa hơn bằng phi cơ, tàu thủy (tour) đến các đặc điểm về núi lửa băng tảng, nơi tập trung giống chim biển, hải ngư…

Vì thời gian du ngoạn ngắn ngủi nên tôi chỉ thuật vài thắng cảnh đã viếng xem.

a / BLUE LAGOON
Giữa những vịnh nhỏ (Fjords) và băng tảng (Glaciers), hoang cảnh man dại và biển đông đá, nơi sinh sản giống cá ông voi có bướu lưng, những thắng cảnh thiên nhiên xứ Ích Lan rất tuyệt đẹp, hiếm có. Ngoài di tích lịch sử dân Vikings xưa cuộc sống bình thản của dân chài ngư phủ, những hồ nước nóng, và sự hoài nghi đổi thay thời tiết trên không gian bắng đảo, tạo cho du khách một cảm giác khó quên khi viếng xứ này, trong thời gian du ngoạn dài hay ngắn hạn.

Blue Lagoon (Bláa Lónio hay Lagoon Bleu / Thanh hồ), là kỳ quan của xứ Ái-tư-lan giống như tour Eiffel đối với Paris. Hãng du lịch quảng cáo Thanh Hồ là một trong 25 kỳ quan đẹp nhứt thế giới ! Những du khách quan niệm giá vé vào viếng cảnh này quá đắt, vô nhơn đạo, dành cho thiểu số có tiền đến xem cũng có lý, vì vé vào cửa giá 50€ mỗi người, không kể tiền tấm hơi.

Lý do nào thúc đẩy bán vé đắt thế ? Chỉ vì thắng cảnh thiết trí này quý hiếm, tạo cho du khách vừa thưởng ngoạn tại chổ, vừa tấm và ngâm mình nơi ao nước ấm thiên nhiên, có chất thuốc vừa trị bịnh ngoài da (Bì phu), vừa giúp cho thân thể sảng khoái, khoẻ người ! Do đó khi đến Ích Lan mà không viếng Blue Lagoon là thiếu sót, dù trả giá đắt !.

Được tạo lập nơi một cánh đồng có đá nóng chảy ở núi lửa ra (Lave) trên hương lộ giữa phi trường Keflavik và Grindavik, hồ này chứa nước nóng nhiệt độ 38°C từ hảng xưởng nước nóng Svartsengi cung cấp. Những hồ nước nóng được xây màu bạc với khối khói phun tủa, dày đặc và to, được gió thổi đưa xa, trông rất ngoạn mục, hấp dẫn.

Vì sao Thanh hồ có nước xanh biếc trong vắt ? Vì nước biển được đun nóng chứa nhiều loại rêu rong biển màu xanh lục, nhiều muối có khoáng chất, và chất bùn của đá lửa (Khuê thổ / boue de silice), làm xoa dịu, lột tróc làn da ghẻ lở.

Nước càng nóng hơn nơi lỗ chưn lông, nước cạn sâu có nồng nhiệt khác độ, tống các độc chất của da (bịnh bì phu). Người mang bịnh chốc lở (eczema), hay bịnh vẫy nến (Psoriasis) sẽ được chửa khỏi, là bịnh ngoài da mãn tính do kháng thể tư sinh (maladie auto immune), không truyền nhiểm, nhưng tái phát từ luồng (par poussée), do sự lo âu, nóng tính gây ra. Đó là lời giải thích của nữ hướng dẫn viên Ích Lan trên xe Bus, cho biết công hiệu trị liệu khi ngâm thân thể nơi Thanh hồ.

Du khách có thể nằm trên nệm phù nổi trên mặt nước hồ, và gọi một nữ chuyên viên đấm bóp xoa mằn thân thể, giá thay đổi theo thời giờ (13 / 26 / 35 / 66 Euros tùy theo 10 / 20 / 30 / 60 phút). Tổ chức Thanh hồ, còn khả năng tiếp du khách, ghé uống café, ăn uống tiệm ăn, và bán quà kỷ niệm Thanh hồ.

Nên chú ý, là nơi hồ này cũng như bất cứ hồ tấm nào tại Ích Lan, bắt buộc phải tấm với xà-phòng, không mặc maillot khi tấm, trước khi xuống hồ ngâm mình. Phụ nữ chỉ mặc áo tấm hai mảnh thôi. Nước hồ có khoáng chất, sẽ làm hư hỏng nữ trang bằng vàng bạc. Do đó nên cất trong học tủ đồng hồ, nữ trang, áo quần, tiền bạc, giày dép, nơi tủ mà mỗi du khách có chìa khóa riêng đóng mỡ. Sau khi tấm nước hồ, du khách được quyền tấm nước ngọt với Shampoing, xà phòng. Nếu du lịch theo hãng Reykjavik Excursion sẽ được gởi va-li, áo quần miễn phí.

b / GULLFOSS
Từ này gồm 2 chữ gull : vàng (Or / gold) và foss : thác (Chute / waterfall), có nghĩa là «Thác Vàng» (Chutes d’Or). Thắng cảnh Gullfoss gồm có những thác nước nổi tiếng xinh đẹp nhứt xứ Ích Lan . Được cấu tạo bởi hai đập thác đá, nấc cao và nấc thấp gần cạnh nhau, cao độ 32 thước. Nước thác nấc cao chảy tràn đầy, rải rộng nước xuống mặt phẳng nền đá thác nấc thấp dưới, chảy tuông luồng qua các rảnh đá hẹp mặt thác thấp. Do sức ép nước tạo nhiều luồng nước mạnh, rải tràn rộng ra thành thảm nước dầy đặc, đầy bọt nước trắng, rơi trút xuống hố.Tiếng nước thác đổ tạo âm thanh ào ào, chấn động khắp quanh vùng lân cận. Tiếng thác này lớn hơn thập bội thác Trị An Biên Hòa VN.

Khi trời nắng tốt, ánh thái dương soi chiếu mặt dưới của thảm nước tuông chảy rơi thành bụi nước, tạo hình ảnh cầu vòng (mống) bảy màu trông tuyệt đẹp !. Mống trời này đặt tên cho thác nước là “Thác Vàng” (Gullfoss). Lúc Đông đến, nước lạnh đông đá chiếu ánh sáng long lanh, li ti trong màn nước thác rơi, xem rất tuyệt đẹp ! Trái lại khi trời xám sậm, lớp sương mù phủ che thảm nước rơi nơi thác dưới, làm mất nhiều thẩm mỹ cảnh thiên nhiên !

Lưu lượng sức nước thoát, chảy qua khe đá hẹp lúc hè, có mảnh lực 130 m3 mỗi giây, tạo thành một «Grand Canyon» như bên Mỹ, gần Las Vegas. Lối nước thác thoát chảy qua khe hố sâu, dài tận 2,5 km.

Các thác này tưởng đâu đã biến đổi vào năm 1920 khi các nhà kinh doanh ngoại quốc mang tiền đến định xây đập nước trên sông Hvitá. Chủ cuộc đất, Tómas Tómasson không chịu bán đất, nhưng nhà kinh doanh lẻn tìm cách liên lạc chánh quyền để được phép mua bất động sản. Ái nữ của Ô.Tómasson tên Sigriđur, bèn lội bộ nhiều lần lên Thủ đô Reykjavik  để phản đối, và hâm dọa sẽ nhảy tự tử nơi thác, nếu dự án mãi mại thành hình. May thay, các nhà kinh doanh chưa thanh toán tiền theo giao kèo, nên sự thỏa thuận chánh quyền bị hủy bỏ. Sigriđur đã lập đường mòn cho du khách đến xem thác. Mãi đến 1975, cuộc đất được hiến cho chánh quyền, và thắng cảnh Gullfoss từ đó thành di sản thiên nhiên quốc gia, đưọc nữ ân nhân Sigriđur bảo tồn. Thử hỏi trên thế giới, có nữ công dân nào bảo vệ gia sản, và yêu nước tột độ như Sigriđur chăng ?. Trước khi viếng Thác Vàng, xe Bus dừng chạy, để hướng dẫn du khách vào xem Nhà Băng kính (Serres) trồng cà Tomates, đất rộng cả nửa sào (Are) trồng dài hơn 10 hàng cà dây leo, và nuôi ong lấy mật. Du khách được dịp nghe chủ nhơn thuyết trình, cách dẩn nước tưới cây, và được thưởng thức các món ăn ngon nóng : cháo cá và bánh mì thịt trừu.

Trên bờ nền đất cao gần thác, có một tiệm buôn, vừa bán thức uống, vừa bán quà cho khách du lịch, cất bên cạnh bãi đậu xe.

Từ nơi này có lối đi xuống gần dưới thác nước, du khách bước từng nấc một trên ván cầu bằng gổ, lót xây lộ thiên và quây phim chụp ảnh cảnh đẹp với nhiều khía cạnh, và độ cao thấp. Khoảng vài cây số trước khi đến thác, một khách sạn tân thời, kiểu bình thường được lập dành cho du khách nghĩ trọ, hoặc tạm dừng chân, thưởng thức cháo nóng cừu con (Agneau), hoặc bánh mì thịt trừu nướng, đặc sản địa phương Ích Lan.

c / GEYSIR
Geysir là một con suối phun nước nóng từng chập thời gian, hay hơi nước nóng và là một thắng cảnh nổi tiếng xứ Ích Lan. Do từ «geysir» được tên khác là «geyser» hay «geiser». Thuở trước, cách đây nửa thế kỷ «Grand geyser « khi động đất vì núi lửa, có thể phún một cột nước cao độ 80 thước. Rủi thay, từ năm1950, do thói quen du khách liệng đá vào miệng hố của suối, hy vọng đá sẽ chận nghẽn cửa hố, và phún thường xuyên hơn do sức ép. Nhưng từ khi động đất lớn năm 2000, cửa hố đã mở rộng một phần, loại mất các viên đá chắn.

Ngày nay, suối «Geysir» chỉ phun hai hay ba lần một ngày, không cao ngất như trước. Rất may cho du khách, suối phun thường xuyên tên gọi là «Strokkur», vị trí ở gần bên cạnh, chỉ phun lối 6 phút sau khi chờ đợi. Bề cao cột nước nóng và bọt, chỉ cao độ 15 thước đến 30 thước. Du khách không nên đứng dưới luồng gió thổi, e mang họa tấm nước nóng, nhiệt độ từ 80°C đến 100°C.

Nguyên nhơn có «Geyser» do lớp nước dưới đất bị đun nóng bởi địa nhiệt (Géothermie), phun trồi lên gặp qua khe đá lấp dưới đất, gặp lớp nước trên lạnh và đun sôi nóng thành bọt. Sau đó sức ép địa nhiệt phún cao lớp trên lạnh hơn.

Geysir và Strokkur được bao quanh bởi nhiều nguồn suối nhỏ hơn, và chỉ phún nước nóng cao độ 5 tấc (Litli-geysir).

Vùng địa nhiệt có diện tích lan rộng lối 3 km2 và du khách có thể gặp những ao bùn sôi nóng, hay nguồn nước nóng.Chỉ cần lóng tai nghe hơi nước nóng sôi bọt thành tiếng động, và tìm cách phún lên khỏi mặt đất, nhịp độ không thường xuyên.

Bên kia lộ nhỏ hướng dẫn du khách ngắm xem các «geysirs «, có một trung tâm du lịch nhỏ, vừa là nơi đậu xe Bus và xe du lịch đưa du khách đến xem thắng cảnh, vừa là một quán bán café nước uống, nơi bán quà kỷ niệm, từ nón áo da đắt giá, đến sách hình ảnh, vật kỷ niệm rẻ tiền (tách, chìa khóa). Ngoài ra còn có một nơi triển lãm chiếu hình chụp các núi lửa, và geysers (geysistofa), trong khoảng 20 phút.

Dù sao, nơi này chỉ mất độ hơn 1 giờ để xem và chụp ảnh quây phim geysirs và giải khát, mua quả kỷ niệm. Trước khi lên xe Bus đi viếng thắng cảnh cuối cùng khác, trong chuyến du lịch «Golden Circle» (Le Cercle d’Or) bằng xe Bus trong một ngày, viếng 3 thắng cảnh.

Theo tài liệu quảng cáo Ích Lan về lịch sử Geysir lớn nhứt tại HAUKADALUR đã xảy ra do động đất năm 1294. Đến năm 1630, cuộc động đất khác đã tạo địa nhiệt một độ nóng là 200°C, với chiều sâu là 1km, được xem như  «geysir « lớn nhứt thế giới. Từ Geysir, theo nguồn gốc ngôn ngữ Ích Lan , do nơi động từ «ađgjóra» có nghĩa là  «to erupt» (Phun xuất nham thạch / roches). Mùa thu 1909 tại Ích Lan, một Geysir lớn khách phún nham với cột nước nóng cao 125 feet (lối 37,5 m), đường kính 3 m, và lâu 9 phút.

d / THINGVELLIR (PINGVELLIR)
Từ khoảng cách 23 km phía đông đô thị Reykjavik, «Công viên quốc gia  Thingvellir» (Parc National de Thingvellir) từ 2004 là di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Chính nơi này là dân Vikings lập ra một Thượng Viện dân chủ đầu tiên Âu châu gọi là Althing,vào năm 930 trong  khi trên lục địa, dẫy đầy âm mưu chống đối đẩm máu của thời phong kiến xảy ra. Đó cũng là thời vàng son của những truyện cổ tích truyền thuyết, bằng văn xuôi theo nền văn chương của Na Uy, Ích Lan (Sagas).

Ngày nay, chỉ còn sót lại di tích thời dân Vikings. Địa điểm là một thung lũng sụp nứt, gây nên bởi sự tách rời hai phần lục địa Âu-Á và Bắc Mỹ, với quang cảnh thật đẹp : đá chảy từ núi lửa phủ rêu rong, tách rời bởi rạch nước, thành đá nứt nẻ toác ra.

Cảnh càng tuyệt đẹp khi mùa thu đến, những bụi cỏ lùm cây hình bầu dục thấp lùn sáng chói, lóng lánh đủ màu vàng, cam, đỏ …

Về lịch sử, những dân khẩn hoang đất Ích Lan và định cư xứ này, không thích lập chế độ vương quốc nơi đất mới khai khẩn. Họ lập ra Hội đồng địa phương (gọi là Thing) chuyên trách về công lý, phán xử tội nhân.Kịp đến lúc bờ cỏi mở mang thành quốc gia, họ sai phái người sang Na Uy để học hỏi về bộ luật pháp, và tìm một nơi thích hợp tại Ích Lan  lập trụ sở. Nơi Bláskegus, nay gọi là Thingvellir (Cánh Đồng Thượng Viện), vị trí thích hợp được chọn vì lá nơi giao thông các đường, và gần hồ có nhiều cá. Lại nữa nơi có nhiều cây gỗ dùng sưởi đốt, ấm, và xứng đáng cho ngành hành pháp.Chính nơi cánh đồng này, được ban hành đạo luật mới, kết ước, hôn phối, và điều hành tôn giáo của xứ Ích Lan . Phiên họp thường niên lâu đến nửa tháng, và là dịp lể của thôn dân dãy đầy, thương gia buốn bán, trình diễn múa rối, trò hề. Nhưng vài thế kỷ sau đó vì thế lực kẻ quyền hành giàu có, luật lệ, có từ trước bị tiêu vong vì bạo lực. Ích Lan  cầu cứu ngoại bang và chịu lệ thuộc vương quốc Na Uy. Kế tiếp,Thượng viện Althing mất quyền hành năm 1271, và chỉ trở thành toà án xét xử tội phạm đến 1798 và rốt cục tan rả. Ích Lan lại lệ thuộc xứ Đan Mạch trong 5 thế kỷ.

Năm 1843, đặc quyền tư pháp được các hội viên bầu dời trụ sở về đô thị mới Reykjavik. Đến năm 1944, Ích Lan được độc lập. Địa phận Thingvellir là nơi phân chia Cưụ  thế giới (Âu-Á) và Tân thế giới (Mỹ), do sự rạn nứt tách rời địa bàn lục địa vì sự sụp đất. Mỗi năm khoảng cách 2 thềm lục địa lại nới rộng ra thêm 5 ly. Trái với lo ngại của nhơn loại, cánh đồng này vẫn đầy thảo mộc xanh tươi, bình thản vô tư, với chiều dài là 83 km. Và Thingvellir là hồ lớn thứ nhì của Ích Lan, và là nơi trú ẩn các loại ngỗng, vịt, sống nơi ao hồ.

Tổ chức du lịch Reykjavik Excursions hướng dẫn du khách đi bộ dọc theo bờ tường đá cao sừng sững độ hơn 1 km, dưới cơn gió thổi mạnh. Du khách nên nhớ đề phòng mang theo dù để che mưa khi gặp trời mưa cơn gió lớn.Từ cao độ, sẽ nhìn thấy suối chảy dài và thác nước Óxarárfoss (Nơi mà thuở xưa xử hình tội phụ nữ giết người, bằng cách nhận chìm dưới nước). Đoàn du khách đón xe Bus chở xem thắng cảnh được một hướng dẫn viên giải thích bằng Anh ngữ, hoặc song ngữ Anh-Đức trên xe khác.

Đến cuối quảng đường đi bộ, du khách được vào một phòng thính thị chiếu phim thuật lại lịch sử dân Viking xưa đến cư ngụ tại Ích Lan và cuộc động đất chia lục địa thành hai châu Âu-Mỹ. Sau chuyến du ngoạn suốt ngày viếng ba thắng cảnh trên, du khách được xe Bus đưa mỗi người về tận nơi khách sạn trú ngụ, hoặc theo địa chỉ yêu cầu. Tổ chức xe du lịch thật rất là chu đáo, hành khách vô cùng hài lòng.

Trên hương lộ từ «Công viên Quốc gia Thingvellir» về đô thị Reykjavik, cách vài cây số, có một nhà tấm hơi lớn, dưới triền thấp của cánh đồng, sử dụng nước nóng của suối nước địa nhiệt thiên nhiên, chứa nơi hồ tấm và hammam (tấm hơi). Một số du khách đã dặn trước ghé tắm, và xe chở du khách còn lại về đô thị. Những người tắm, sẽ chờ chuyến Bus khác ghé rước về sau. Và ngay tại trung tâm đô thị, cũng có trung tâm LAGAR, nhà tắm nước nóng nơi hồ tắm, và đấm bóp. Giới phụ nữ thích vào nhứt, vì là nơi giúp thân thể sảng khoái, vừa ích lợi cho sức khoẻ, vừa tạo cho thân ngà, vóc ngọc được tiêu mỡ, trẻ trung, và thon đẹp !

CẢNH ĐÔ THỊ VÀ KIẾN TRÚC

a. ĐÔ THỊ
REYKJAVIK là đô thị gần Bắc cực của  điạ cầu, nơi trên vĩ tuyến 64°. (Reykja : hơi khói, Vik :Vịnh (Baie). Nếu tính thêm ba ngoại ô ven biển khác, đô thị này là nơi tập trung hơn 60% dân số Ích Lan lối gần 200.000 người. Nơi này thường kéo lôi dân quê Ích Lan đến, và người ngoại quốc đến lập nghiệp, hoặc tìm việc làm, đa số là dân Ba Lan và Á châu. Dù sao, tỉnh thành này chưa phải hẳn là thuộc hạng thấp nhứt hoàn cầu.

Du khách sẽ không làm lạ, khi thấy cảnh đìu hiu của thành phố này : Nhà cửa cất cách khoảng nhau, lối kiến trúc cũ mới xen lẫn nhau, kiểu mẩu, màu sắc khác biệt nhau. Kho hàng lụp sụp, ngoại trừ vài tiệm bán thực phẩm, bánh kẹo, quà tặng vv…Không thấy quán ăn, tiệm rượu, café ở góc đường như đa số đô thị Tây Âu khác, trên lục địa phía Đông bờ Đại Tây Dương. Các tiệm bán trái cây, các quán bán thức ăn uống tập trung hai bên lộ từ trung tâm đô thị (Downtown) lên hướng đại Thánh đường, nơi du khách ngoạn cảnh nhiều trong ngày. Kiến trúc tân thời nhứt gần trung tâm thành phố là ngôi nhà Mỹ thuật, xây cất theo kiểu mẫu mới cường quốc Âu châu. Thật sự, từ trước thế kỷ XX, nơi này chỉ là một làng nhỏ, độ 200 người ở.

Theo sử lược Ích Lan, từ năm 871, một người gốc Na Uy tên Ingólfur Arnasson  đến ẩn trốn nơi băng đảo này : đó là người Ích Lan đầu tiên. Chuyện tích thần thoại truyền lại là anh ta trốn bằng thuyền được thần linh đẩy tới bờ Reykjavik, từ ngữ có nghĩa là «Vịnh Hơi Khói» (Baie des Fumées). Vì đô thị này luôn được cung cấp nước nóng bởi một trung tâm lấy nước từ địa nhiệt, mà nhiều khi nước dùng có mùi lưu hoàng (Diêm sinh). Từ thế kỷ XII, hậu duệ của Ingólfur cất nhà tại Ađalstraeti, nơi mà sau này nhà địa chất học đào đất tìm thấy di tích một nhà dài của Viking ở khi xưa. Reykjavik chỉ là một nhóm nông trại sống nhiều thế kỷ sau đó.

Năm 1225, một tu viện dòng Augustin (La mã cũ) được cất tại đảo Viđey, nhưng đến thế kỷ XVI bị phá hủy vì cách mạng. Đầu thế kỷ XVII, quốc vương Đan Mạch đến chiếm Ích Lan, và áp buộc độc quyền thương mãi với nước này. Do đó xứ Ích Lan bị đói khổ. Với dụng ý tránh khỏi bị phong tỏa, Ngân khố viên của hoàng gia tên Skúli Magnússon  «Cha của Reykjavik» lập ra vào những năm 1750 những xưởng thêu dệt, thuộc da, nhuộm len nỉ. Đan Mạch biến làng thành tỉnh từ năm 1786.

Thành phố này phát triển rất nhanh chóng trong đệ nhị Thế chiến, nhờ các quân đội Anh và Mỹ đến Keflavik.Từ tháng 9 / 2006, Mỹ lập quân đội tại phi trường này, để bảo vệ Ích Lan. Nước này là xứ duy nhứt trên hoàn cầu không có quân đội chính quyền. Trong cuộc chiến tranh lạnh giữa các cường quốc, Thượng viện Ích Lan  bầu gia nhập OTAN (Cơ quan phòng thủ Bắc Đại Tây Dương). Từ đó, quân đội Mỹ rút về Mỹ, và không bảo vệ Ích Lan về mặt quân đội nữa. Nhưng việc này chẳng cần thiết, vì đảo này không phải là nơi tranh chấp của các cường quốc hay giữa hai khối tự do và cộng sản.

Đô thị mở mang rất nhanh, vị tại trung tâm đô thị có phi trường nội địa, giao thông đường bộ xa gần đều do xe Bus, mà bến đậu xe rất lớn gọi là BSI.Hai phương tiện chánh nằm phía Nam thành phố.Trung tâm đô thị và hải cảng nằm phía Bắc. Nơi này thu hút khách du lịch từ các xứ xa đến (Âu châu,nhứt là Ba Lan, Đức, Anh, Pháp,Đông Âu, Nhựt, Tàu, Việt Nam …

Đại lộ chánh tên là Laugavegur, và nhà ga đường bộ tên Hlemmur. Những kiến trúc tân thời tập trung nơi lề đại lộ, nơi mà những doanh thương đặt đại diện đủ ngành (Ngân hàng, bảo hiểm, bán xe, nhập cảng thương mãi …

Đặt biệt là nơi này có cả tiệm hàng thực phẩm VN, bán đủ hàng hoá từ ngoại quốc nhập vào. Một quán ăn VN, bán rất đông khách làm việc kế cận, trưa đến ăn cơm «buffet» và các thức ăn VN : phở, hủ tiếu, bún bò Huế … và các đặc sản Ích Lan : «Lâm bì» nướng (tức do tiếng Anh LAMB (cừu tơ nướng) chủ quán nói chữ  «b « thành  «bì», cá biển.. ; Cộng đồng Việt Nam làm việc sinh sống tại «Băng Đảo « (Danh từ mới) ! , từ nước nhà sang có lối 300 người. Tại trung tâm đô thị (Downtown), có một hồ nước lớn, mà trưa và chiều, đầy hải điểu, vịt trời, một thắng cảnh du lịch tập trung người ngoại quốc đến viếng.

b/ KIẾN TRÚC
Những trung tâm văn hóa, nghệ thuật viện bảo tàng tập trung tại trung tâm đô thị. Đáng kể nhứt là Nhà văn hóa (Maison de la Culture) Thjóđmenningarhúsid, nơi tàng trử những kiệc tác của Ích Lan, xưa nhứt từ thế kỷ XIII, những kỷ vật quý hiếm như truyện xưa tích cũ (Sagas) các xứ Na UY, Ích Lan ..) và vùng Bắc cực, mà vương quốc Đan Mạch chuyển về nước mình từ thế kỷ VII, và hoàn trả Ích Lan năm 1926, khi xứ này phục hồi độc lập (vào cửa Viện bảo tàng : 300 ISK (lối 2 euros).

Tại trung tâm Đô thị, du khách sẽ mục kích một kiến trúc tân thời : «HARPA», là phòng hòa nhạc và trung tâm hội nghị ở Reykjavik Ích Lan. Buổi biểu diễn khai mạc tổ chức ngày 04-5-2011. Cấu trúc bao gồm một khung thép mạ hình học tấm kính hình chữ màu sắc khác nhau, được thực hiện bởi sự hợp tác giữa công ty Đan Mạch và hội dàn nhạc giao hưởng Ích Lan (Iceland Opéra).

Những thánh đường được xây cất, nhằm phát huy tôn giáo địa phương, thường hấp dẫn du khách đến viếng Ích Lan. Toàn nước có đến 10 nhà thờ, và một đại Thánh đường, gọi là Cathedrale D’Hólar, thuộc tôn giáo Luther, xây cất tại miền Bắc bằng đá đỏ, do những giám mục chủ giáo (Évêques) điều hành từ 1106 đến 1798, và sau đó bị thu hẹp thành tu viện. Và Thánh đường vĩ đại nhứt tại Đô thị Reykjavik mà du khách không thể bỏ qua và không đến viếng là Nhà Thờ Hallgrimskirkja, Thánh đường khổng lồ này được cất bằng béton, có hình dạng như là một hỏa tiễn đáy bằng, và mặt tiền dang ra hai bên đối xứng. Cột cao nơi cửa chánh, xây kiểu hình hộp đứng, hai mặt đáy vuông, trên nóc tháp nhọn với hình thánh giá. Hai bên hông hình hộp của tượng tháp cao, có xây những hình nẹp đứng bằng xi-măng, đáy thấp bày rộng, và tóp nhỏ dần khi lên cao, kiến trúc theo hình huyền vũ-nham thiên nhiên (Basaltes) cấu thành nơi di tích núi lửa nguội.

Bốn mặt trên đầu cột cao có đặt 4 đồng hồ. Chiều cao bên trong hình hộp là 75 m, du khách muốn vào nhà thờ trả 5€ mỗi người, dùng thang máy lên nóc cao nhìn thấy bốn phía xa. Bên trong nhà thờ rất đơn sơ, không có tượng hình Đức Chúa hay Đức Mẹ như Thiên Chúa giáo,mà chỉ có một đàn Ông khổng lồ trên cao, gồm có 5.275 ống kim khí đủ cở đặt thòng thẳng đứng cạnh nhau. Kiến trúc này khởi công năm 1945 và khánh thành năm 1986. Công trình do kiến trúc sư Gudjon Samuelsson thực hiện, cùng lúc với hai kiến trúc khác : đại học và hí viện. Nhưng ông không chứng kiến lúc hoàn thành, vì xây cất 34 năm (1940-1974), do tiền quyên được của các tu viện khác đóng góp. Nhà thờ được cất trên ngọn đồi, nên từ khoảng cách 20 km chu vi quanh Thánh đường có thể thấy nóc để định hướng.Tên nhà thờ được đặt kỷ niệm nhà thi sĩ kiêm chức Mục sư tên Hallgrimur Pétursson, tác giả của những bài thánh ca Ích Lan « Cantiques de la Passion» (Passiusálmar). Trước cửa nhà thờ có đặt một bức tượng người Viking Leifur Erickson, người Âu châu đầu tiên đặt chưn lên lục địa Bắc Mỹ, được nước Mỹ tặng để kỷ niệm ngàn năm của sự thành lập «Althing» (Thượng Viện Ích Lan ). Ông Leifur Erickson, con của Ông Eric le Rouge, ông này là người tìm được đảo Groenland vào năm 980, và Ông Leifur tìm được đảo Vinland, tức Bắc Mỹ, vào năm 1000. Đặc biệt là Thánh đường này được tổ chức những buổi hòa nhạc dự do mỗi năm từ tháng 6 đến trung tuần tháng 8, các ngày Thứ Sáu và Thứ Bảy lúc 12 giờ, và ngày chủ nhựt lúc 20 giờ. Bên trong giáo đường có tượng Chúa đứng gần cửa vào, phía mặt, và cuối phòng lớn là những bàn gổ dùng điểu khiển Hòa nhạc. Ánh sáng bên trong dọi chiếu rất rõ cảnh vật.

ĐẶC CẢNH VÀ SUY LUẬN

a/ ĐẶC CẢNH
Để kết luận về cuộc du ngoạn ngắn hạn trong ba ngày xứ Iceland (Ích Lan), sau khi tham khảo tài liệu sách báo, quan sát tại chỗ, và nghe hướng dẫn viên thuyết trình trên xe du lịch, tôi có những nhận định tóm lược như sau :

- Nếu bảo là Iceland (Islande) là «Băng đảo «do sự dịch từ ngữ tên nước, thì không chính xác với sự thật. Vì Groenland (Terre Verte /Thanh Đảo / đảo Grô-en-lăng) xứ kế cận Ích Lan, có màu nước và đồng cỏ xanh tươi (xanh lục)cũng là một bắng đảo lớn, đầy khối nước đá lớn (glacier, iceberg). Khác với Groenland, Iceland có thể là xứ họp thành bởi băng đá và lửa (núi lửa), vì toàn xứ nơi nào cũng thấy hai nguyên tố này.

- Người Ích Lan đa số miền quê là dân lao động cần cù, siêng năng ít nói, nhứt là lúc mùa Đông đến. Trái lại, khi xuân về, họ như biến thể, sinh động, hàn  huyên, hoạt bát, nhứt là nơi phòng trà, tiệm ăn. Nhà văn Ích Lan Halldór Laxness, tả tánh tình dân địa phương thay đổi theo thời tiết. Họ có tinh thần yêu nước mãnh liệt, và dể chạm tự ái, khi du khách quốc tế bình phẩm là dân nước nhược tiểu. Nhà văn Nôel Nougaret tả : người Ích Lan  can đảm, có dũng khí; nếu bạn thử lòng muốn thấy máu họ chảy, họ không ngần ngại cắt da thịt cho máu chảy ra (Bài phóng sự “Voyage dans l’intérieur de l’Islande (1866)”).Dân Ích Lan  có hình vóc nhỏ, tự hào xã hội họ không phân chia giai cấp, bình đẳng, tuy vẫn có người giàu, kẻ khó. Ích Lan và Đan Mạch là hai xứ mà phụ nữ có quyền bầu cữ, từ 1908, trước cả các nước Âu Tây tân tiến.

- Về văn hóa, từ thế kỷ XII, thời hoàng kim, Ích Lan là xứ miền Bắc Âu, có nền văn minh trước nhứt với thế hệ học thức, tu sĩ, nhà văn.., với nền văn chương : Truyền thuyết, cổ tích (Sagas). Những thi phẩm gọi là Edđas, được viết ra văn xuôi để cứu vãn Thiên Chúa giáo miền Bắc Âu bị suy vong. Bài hát, dân ca được lan truyền ca tụng huyền bí chuyện thần thoại anh hùng ca (Poésie eddique).

 - Về ngôn ngữ, từ thế kỷ IX, các nước Thụy-Na-Đan (Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch) đều nói tiếng duy nhứt : le norrois (hay noroÏs, normannique) tiếng dân vùng Tây Bắc Âu (Nordique). Tiếng này gốc tiềng Đức, đếu do nguồn ngôn ngữ Ân-Âu (Indo-européen).Sau đó tiếng lục địa tập họp hai ngôn ngữ Đan Mạch, Thụy Điển, thành tiếng féringien (Tiếng đảo Féroé, thuộc Đan Mạch). Ngược lại, tiếng nói của xứ Ích Lan, được duy trì, không khác mấy ngôn ngữ dân Viking. Từ khi xứ này bị Đan Mạch đô hộ, ngôn ngữ xưa (runique, thuộc chữ runes - cổ ngữ Bắc Âu) được thay bằng chữ Latin (thời Trung cổ), do đó văn chương phát triển mạnh. Tại Ích Lan, không có tiếng thổ ngữ (Dialecte). Ngôn ngữ xứ này là Icelandic, tiếng chữ duy nhứt vùng Thụy-Na-Đan, tức là bản tự mẫu (Chữ cái alphabet), vừa dùng chữ La-tinh, vừa giữ tự mẫu runique gọi là «le futhárk : Chữ viết đầu viết đ (Đ), đọc là «eđ « (hay ed), mà sách Pháp thường dịch là «d’’ (giống y hịt như chữ đ VN, so với d Pháp. Chữ này đọc như tiếng «th» nhẹ của Anh ngữ. Và chữ p (Đường thẳng ló đầu lên), gọi là «thorn», thường được viết «th», như Thingvellir (đọc mạnh như th của Anh ngữ).

Du lịch VN sẽ thường thấy viết trong quảng cáo, sách báo hay trên hông xe du lịch 2 chữ đ và p (Ló đầu), là hiểu ngay liền !.

Ngoài ra, cũng xin hiến cho du khách VN vài từ ngữ thông dụng dễ nói, vừa học với nữ hướng dẫn viên trên xe Bus du lịch vừa qua :

Takk fyrir : cám ơn, Godan dag : chào buổi sáng, Gott kvöld : chào buổi chiều.
Bless : good bye. Do đó, tiếng Ích Lan pha trộn đủ thứ : norois, Đức, Anh), mong  quý vị áp dụng với người Ích Lan .

Về thắng cảnh, ngoài bốn lịch cảnh ngoạn mục thông thường được viếng, và đã tả xứ Ích Lan còn có rất nhiều cảnh đẹp khác du ngoạn bằng xe Bus và phương tiện khác như :

- Thắng cảnh băng tuyết Langjökull, nơi sa mạc  trung tâm Ích Lan. Du khách
du ngoạn hai người bằng xe trợt tuyết.

- Băng hồ Jökulsárlón, Đông Nam bờ biển Ích Lan , du ngoạn bằng tàu nhỏ;

- Làng chài cá (the Fisherman’s village Stykishólmur, nơi bờ biển Tây Ích Lan .

- Dưới chân núi lửa KATLA, xem di tích cũ.

- Du lịch bằng tàu «MOBY-DICK» từ phi trường Keflavik để xem cá Heo lội gần biểu diễn (Dauphin / Dolphin).

- Du lịch băng xe Jeep leo đồi núi cao, để xem quặng đá núi lửa, và con đường
«Ngàn thác nước» (Thousand waters Route) bằng lối cỡi ngựa (cước phí từ
31.000 đến 36.500 ISK, tức lối từ 200€ đến 220€).

- Chiếc hồ lớn nhứt Ích Lan THINGVALLAVATH (Lake) gần Langjökull) ngắm cảnh bình minh Bắc cực (Aurores boréales / Aurora Borealis).

- Du lịch viếng Băng Hà (Glaciers) :
Thắng cảnh nơi miền Nam Băng Hà lớn nhứt Ích Lan Vatnajökull, ở vùng Đông Nam Ích Lan. Nơi này rất lạnh lẽo. Vào mùa hè, ánh sáng chiếu băng tảng đủ màu rất đẹp. Nơi nổi tiếng nhứt là băng động tại Svinafellsjökull. Từ thế kỷ XVII, băng hà suýt chôn lấp nông trại Svinafell, nơi một làng nhỏ xưa. Hiện nay, di tích trại vẫn còn. Du khách buộc phải dùng xe 4 x 4 đến nơì, mặc y phục đặc biệt ấm người, được cấp giày đi trên đá lạnh khỏi trợt.Phía Bắc động này, có cửa tò vò vào trong động, còn một đường đất mòn hướng dẫn du khách, xem di tích Trại dài độ 2 km, chắc chắn ít người hiếu kỳ mạo hiểm vào xem băng động !.

Lý do thúc đẩy du ngoạn Ích Lan là nhân dịp mùa hè giá vé phi cơ khứ hồi được bớt đến 50%, và nhơn dịp người Trưởng Ban VPLĐXH dự định tổ chức cuộc du ngoạn ngày 9-8-13 cho phái đoàn du khách VN tại Paris viếng Băng Đảo và sang Mỹ, cần dọ đường và chỗ ở tìm biết thắng cảnh trước, nên tôi tháp tùng theo, viếng một ngày rưỡi thôi. Trên phi cơ lúc đi, tôi sực nhớ lúc trẻ xem băng thâu chuyện tích của Tàu tả chuyện xưa về Nam Đế, Bắc Cái, Đông Tà, Tây Độc. Mà Tây Độc, là hải đảo của Hoàng Dược Sư, cha của nàng Hoàng Dung ở, Quách Tĩnh mạo hiểm phiêu lưu tìm đến thám hang động và bị lấp động, nhưng may được thoát nàn, mà còn học thêm bí quyết võ thuật. Ngày nay, cũng thời đi viếng đảo băng nhưng chỉ thấy đá núi lửa chảy (Huyền vũ nham) trên mặt đất từ phi trường về đô thị, hình dị hợm như thèo lèo, kẹo dẽo khô cứng cằn cổi. Đất chốn nào cũng có địa nhiệt, nhìn cảnh đồng chỉ thấy dạng núi  lửa khắp nơi.

Theo sách PLANÈTE ấn hành năm 1990 tại Paris, hai tác giả Olivier Grunewald và Bernadette Gilbertas đồng thuật tả với hình ảnh đính kèm, thì khi đá chảy do núi  lửa phun ra (Lave fluide) tràn khắp nơi với mặt phẳng láng và chiếu sáng. Đôi khi trong như kiến soi xuyên (bitume). Chất này, lỏng hoặc đặc, không cháy, lấy trong than đá. Từ Hán Việt gọi là «lịch-thanh». Nếu sức chảy tràn đồng đều, thì lớp vỏ mặt trên cứng rắn bằng phẳng, thường xếp ly nhăn  (Plié), có đường sọc (Từ «satin», Hạ uy di gọi là «pahoehoe», Ích Lan gọi là Hellubraun). Nếu đá chảy không đều hapalbraunkhi đông cứng, sẽ cuốn tròn như kẹo dẽo, hình dây cuốn thắt tròn như dây thừng. Nhưng chuyến đi cũng được thỏa mãn phần nào, thưởng thức các thức ăn cháo lòng cừu tơ, cá biển, bánh mì thịt «lâm bì» nướng, và uống bia «GULL» (hoàng kim Golden) rất ngon, vì là đặc sản đảo Ai-tư-lan.

b/ SUY LUẬN
Bài phóng sự sơ lược về Ích Lan vừa thuật kể không khỏi có thiếu sót vì chỉ tả một phần những thắng cảnh đã viếng. Nói đến Ích Lan, tôi sực nhớ đến chuyện tình do nhà văn Pháp Pierre LOTI sinh quán tại Rochefort năm 1850 đã viết truyện ngắn «Pêcheur d’Islande», ấn hành năm 1886. Văn sĩ này nguyên là cựu sĩ quan hải quân, một tiểu thuyết gia đầy ấn tượng tình cảm, sống phiêu bạt khắp nơi trên biển cả như Islande, Istanbul (Turquie) và kể cả Tonkin, Vịnh Hạ Long (Bắc Việt).

Truyện «Pêcheur d’Islande» rất cảm động, tả mối tình của một thủy thủ ước mơ tổ chức lễ cưới về đêm nơi biển cả... Với sự tưởng tượng dồi dào xúc cảm, Ông Pierre LOTI đã tả lại thảm cảnh của những ngư phủ Ích Lan sống hiểm nguy trung thực ngoài biển khơi, ra đi thường gặp thảm họa, không hẹn ngày về. Ông tả mối tình của Yann, một thủy thủ trẻ với nàng thiếu nữ Gaud, đã yêu nhau thành chồng vợ. Mối tình thắm đượm tha thiết như hoa đang nở, không thoát khỏi định mạng : chàng ra đi vùi thây nơi biển cả, nàng cam chịu gánh mang định mạng của góa phụ đương xuân. Như bao thiếu phụ Ích Lan  khác, mỗi khi có tàu biển về bến ra đón hy vọng sẽ gặp được chồng, nhưng chỉ thấy những thủy thủ khác trờ về gặp vợ yêu thương ôm hun rối rít. Ngược lại nàng Gaud chẳng thấy bóng chồng về.

Nàng chỉ còn cách âm thầm rơi lệ, cầu nguyện Đức Mẹ đồng trinh, Nữ Minh tinh của biển cả (Vierge Etoile de la Mer), xin phù hộ cho chồng hồi hương bình an.

Một hôm, giữa đêm khuya, nàng nghe tiếng gõ cửa, vội vàng chạy ra mở nhưng ôi thôi chỉ gặp người trai láng giềng mang hung tin báo nàng hay là chồng bà đã đắm mình dưới làn sóng của đại dương. Nàng ngất xỉu và khi tỉnh lại chỉ còn cầu xin Đức Mẹ cứu rỗi linh hồn người yêu đã khuất. Đúng như ý nguyện chàng khi xưa là chỉ yêu và làm tiệc cưới nơi biển cả, mà chàng đã có linh tánh nói với nàng khi xưa…

Truyện ngắn «Pêcheur d’ Islande» được viết gần 130 năm qua (1886-2013), vẫn được các độc giả ái mộ xem ngợi khen nhà văn Pierre LOTI, thuộc Hàn Lâm viện Pháp, và được liệt kể trong các sách giáo khoa, dành cho giới học sinh trẻ học, và đọc nơi Thư viện «Đọc giả Trẻ». Phái đoàn du khách VN tại Paris trong chuyến du ngoạn Balkans năm 2012 đã có dịp viếng làng «Pierre LOTI» lập trên đỉnh đồi Istanbul (Thổ nhĩ kỳ), trước khi du ngoạn trên sông Bosphore bằng tàu thủy.

Một vấn đề khác cần đề cập về xứ Ích Lan : Cần bảo vệ môi trường thiên nhiên  hay khai thác nguồn năng lực dồi dào sẵn có ?

Người Ích Lan ít khi muốn bàn cãi về chánh trị, nhứt là tìm hiểu đường hướng có lợi về kinh tế trong tương lai.

Mùa Thu 2006, xứ Băng đảo hẻo lánh đã đối đầu trước sự lựa chọn nan giải : Một vùng thâm sơn hoang dại diện tích 57 cây số vuông, cần tích chứa nước để cung cấp nhiên liệu cho hảng đúc Nhom, cần tạo lập. Chiều cao đập nước không đủ cở, cảnh thiên nhiên cần thay đổi môi trường : tạo nguồn chứa nước nơi núi đầy thảo mộc, làm cạn một phần của thác nước, và khe núi Canyon, dời nơi nuôi ngỗng mỏ ngắn, và đàn nai nhà chăn nuôi (rennes).

Nhóm bảo vệ thiên nhiên học gia (écologiste) tự hỏi : công tác này sẽ có lợi nền kinh tế, hay làm tiêu tan miền hoang dã thiên nhiên hiếm có của Âu châu này ?. Các chuyên gia nghĩ rằng đất Ích Lan nằm trên cột sống đáy đất hai châu Âu-Mỹ tại Đại Tây Dương nên rất tiện lợi về : địa nhiệt, nước nóng lạnh đều có băng tảng tan, tạo nhiều rạch nước : Ích Lan  rất thuận lợi về nhiệt năng được tái biến chế, rất tiếc là cuộc đất miền Tây Ích Lan , và miền đông đảo Groenland rất nhỏ. Nên chỉ khai thác về chế tạo Nhom và sắt pha với xi-tích (Silicium).

Năm 2003, công ty Điện lực quốc gia Ích Lan ký kết một khế ước với công ty Nhôm Mỹ quốc trong thời hạn 40 năm để tạo lập hảng đúc Nhôm tại Alcoa và sản xuất sắt thép, giúp 400 dân công tác. Chương trình cầu sản xuất năng nhiệt hằng năm (4.600 gigawatts mỗi giờ), lập nhiều đập nước ngăn đá núi cao độ 198 m, chạy dây điện cao thế 50 km. Địa điểm lập Thủy điện lực được đặt tên Karahnjúkar nằm tại hướng Đông xứ Ích Lan. Xứ này đã vay mượn 1 tỷ Euros để khai thác hảng Nhôm. Liệu sau thời hạn 40 năm, có đủ khả năng hoàn nợ chăng ?. Điểm đặc biệt là Thủ Tướng Ích Lan thuộc đảng Xã hội Dân chủ (Social Démocrate) đã hợp tác Nhóm Thiên nhiên học gia tả phái (Left Green Movement / LGM). Đảng xã hội đã bất chấp phản đối của phái bảo vệ thiên nhiên và thực hiện xưởng đúc nói trên nhập cảng Bâu-xít (Bauxite) từ các nước Bắc Âu, với sự kiến trúc các chung cư bao bộc vách nhôm lôi kéo một số thanh niên sinh viên Ích Lan đến ở và sinh sống.

Sự bất đồng ý kiến giữa phát triển kinh tế, và bảo vệ thiên nhiên giữa các đảng chánh trị tại Ích Lan khiến chúng ta nhớ lại, cục diện hiện tại nơi đất Pháp mà Thủ Tướng đã cách chức và thay đổi Bà Bộ Trưởng Delphine BATHO, Bộ Bảo vệ thiên nhiên ngày 03-7-2013 vì chống đường lối chánh trị, về thay nguồn năng lực tại Pháp (Transition énergétique).

Và cùng ngày 03-7-13, lúc 21 giờ tối tại Ai Cập (Égypte), quân đội xứ này cùng dân chúng đã biểu tình rầm rộ và đảo chánh truất phế Tổng Thống MORSI mới được dân thiên Hồi giáo bầu cử từ một năm qua !! Thật đúng với câu tục ngữ VN : «Càng cao danh vọng càng dày gian nan».

Nghe đồn VN cũng có «bâu xít « (Bauxite) và «xi-lích» (Silice). Nhưng không rõ ai đã phát hiện, khai thác và hưởng lợi về tài nguyên quốc gia này ?.

KẾT LUẬN

Để hiến lại quý vị đồng hương sắp đi du ngoạn chốn này nếu có dịp, cùng xem 4 thắng cảnh do xe Bus «Golden Circle» đón đưa, cũng như để quý vị khác đọc tiêu khiển, xin cống hiến bài thơ mộc mạc sau đây tóm tả đặc cảnh Ích Lan.

DU NGOẠN ÁI-TƯ-LAN (ICELAND)

Ích Lan, Băng-Đảo Đại Tây  Dương
Xứ toàn địa nhiệt, hỏa diệm sơn,
Nằm trên cột sống đáy biển lớn
Đất nứt, thường gây cảnh tang thương.

Nước nóng «THANH HỒ» (1) màu xanh dương
Khuê thổ (2) rong rêu đẹp lạ thường
Ngâm mình chữa bịnh  bì phu khỏi
Thân mạnh tâm an, sức tráng cường.

«THÁC VÀNG» (3) ào ạt nước rơi tuông
Chiếu móng  bảy màu, bởi ánh dương,
«GULLFOSS», lý do tên được đặt
Nguồn thủy điện lực, lợi doanh thương.

«GEYSIR», giếng nước nóng phi thường,
Đáy sâu, sức ép mạnh vô lường
Phún tủa lên không, cao nhiều thước
Đá cát vụn thành cột khói sương.

Tiền nhân vượt biển, gió đưa đường,
Đến «THINGVELLIR « (4), lập làng thường,
Sinh sống nghề ngư, tiều, canh, mục,
«VIKINGS» (5) nỗi tiếng tánh hoàn lương.

Đan Mạch tham vọng bởi quốc vương
Đô hộ Ích Lan, mở rộng đường
Kỹ nghệ, dệt đan, dùng địa nhiệt,
Á  Âu, thương mãi khắp bốn phương.

Cách mạng đấu tranh, dân quật cường
Phục hồi độc lập, nước chọn đường
Gia nhập Cộng đồng Âu kinh tế,
Lực lượng phòng thủ Bắc Tây Dương.(6)

Anh, Mỹ đóng quân tại phi trường
Bảo vệ Ích Lan, chống nhiễu nhương
Chận đứng mưu đồ thôn tính đảo
Các nước cận Đông Đại Tây Dương.

Khai thác du lịch, ngành sở trường,
Kỹ nghệ nước nóng, vẫn khuếch trương,
Nhận tiền viện trợ, vay nước Mỹ
Tương lai, thách đố : Bại ?, Phú cường ?  …

PARIS 03-07-2013
TRẦN VĂN TRUNG

CHÚ THÍCH :

(1) Thanh Hồ : Blue Lagoon (BLÁA LÓNID) 
(2) Khuê thổ  : khoáng chất  Silicium
(3) Thác Vàng : Gullfoss - Golden Waterfalls - Chute d’Or.
(4) Thingvellir : Làng Thượng Viện Althing do dân Vikings lập.Nơi đáy biển nứt tách phân chia 2 châu Mỹ- Âu.
(5) Dân Vikings, vùng Thụy-Na-Đan, Bắc Âu xưa đến  xứ nào, chiếm đất xứ đó
(6) OTAN :  Organisation du traité de l’Atlantique Nord.

Sách tham khảo :
- Sélection du Reader’s Digest : SPECTACLES DE LA TERRE.
- ISLANDE DE GLACE et  DE FEU (Olivier Grunewald  et Bernadette Gilbertas)
   Édition Planète.
- ISLANDE  (Fran Parnell  & Brandon Preser – Edition  Lonely planet  Juin 2011).
- ISLANDE Grands voyageurs - Édition du chêne 2010).
- ISLANDE (Guide de l’Ile aux volcans - Édition MARCUS  04-1997).
- ISLANDE (Le Guide du Routard. Édition Hachette 09-2010.
- Pêcheur d’Islande (Pierre LOTI - Classiques de Poche  Librairie Générale Française 1988 et 1997).
- ATLANTICA (Iceland Review - 2013).
- Le Grand défi de l’Islande (National Geographic France 03-2008)