Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Họp Mặt Văn Nghệ Mừng Xuân Quý Tỵ 2013

Ngày, giờ : 

Chiều thứ bảy 02/02/2013 từ 13giờ 30 đến 18 giờ chiều

Địa điểm :

Nhà thờ Saint Hippolyte, 27 Avenue de Choisy, salle 27 - 75013 PARIS
Métro & tramway : Porte de Choisy







Giá vé và điện thoại liên lạc xin mời xem : http://www.t3paris.fr/Hinh/VPLDXHbichchuongTet2013.html

Chương trình văn nghệ dự trù sẽ được diễn ra như sau :


Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Ct Tham Dự Tết với Cộng Đồng ở Troyes & Monchengladbach


Để tạo nhịp cầu thân ái giữa người Việt Paris với các đồng bào ở Troyes (tỉnh Aube, Pháp)  và thành phố Mönchengladbach (Đức), Văn Phòng Liên Đới Xã Hội sẽ tổ chức 2 cuộc du hành nhân dịp xuân về. Mỗi cuộc du hành sẽ kéo dài vào hai ngày cuối tuần thứ bảy và chủ nhựt như sau :

1/ Văn nghệ Tết - Khiêu vũ ở thành phố Troyes :  week-end 16 và 17/02/2013


* Chiều thứ bảy :

14 giờ : Khởi hành tại métro Porte de Choisy, trước nhà băng BNP - 75013 PARIS
17 giờ : Nhận phòng khách sạn
18 giờ 30 đến nửa đêm : Xem văn nghệ, hát karaoké và khiêu vũ (nếu có sức thì... chơi đến lúc mặt trời mọc (^__^))

* Sáng chủ nhựt :

Viếng thăm một vài nơi nổi tiếng ở thành phố Troyes như xưởng chế tạo phó-mát, bảo tàng viện Bonneterie... Chiều tối về lại Paris

* Giá tiền : 55 euros, gồm có tiền xe + tiền khách sạn phòng đôi + ăn điểm tâm. Giá tiền không bao gồm tiền bảo hiểm nhân mạng, tiền dùng cơm trưa và chiều + 1 euro tiền thưởng công cho tài xế mỗi ngày









2/ Văn nghệ Tết - Khiêu vũ ở thị trấn Monchengladbach : week-end 23 và 24/02/2013


* Sáng thứ bảy :

09 giờ : Khởi hành tại métro Porte de Choisy, trước nhà băng BNP - 75013 PARIS
16 giờ : Nhận phòng khách sạn
17 giờ đến nửa đêm : Xem văn nghệ và khiêu vũ

* Sáng chủ nhựt :

Viếng thăm một vài nơi... Chiều tối về lại Paris.

* Giá tiền : 65 euros gồm có tiền xe + tiền khách sạn phòng đôi hoặc ba tùy theo + ăn điểm tâm. Giá tiền không bao gồm tiền bảo hiểm nhân mạng, tiền dùng cơm trưa và chiều + 1 euro tiền thưởng công cho tài xế mỗi ngày


















Mọi thắc mắc xin liên lạc :

Chị Phượng : 09 53 89 23 94 (free box) hay 01 41 71 12 11 (từ 20 giờ đến 21 giờ 30)
Gọi khi cần thiết : 06 95 05 19 41 - 06 52 16 89 38

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Hình Ảnh Lưu Niệm 2 Ngày Du Ngoạn Paris-Troyes

 (Troyes, 12 & 13/01/2013 - Trần François và Anh Tuấn ghi lại)


(Ngọc Anh ghi lại)
 
Cảm Tạ Đồng Hương Xứ Troyes

Một lần ghé lại viếng thăm Troyes
Kỷ niệm còn in dấu đậm đà
Nọ góc trưng bày vang tiếng nhạc
Kia bàn thết đãi dậy hương hoa
Nâng ly họp mặt tim dường thót
Cất bước chia tay mắt chợt nhoà
Cảm tạ đồng hương ưu ái gửi
Hẹn ngày tái ngộ chẳng bao xa

Guillaume PHAN (14/01/2013)

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Đúng, Đồng Chí Nói - Việt Oan

(Nguyễn Cao Đường chuyển)

Nhiếp ảnh gia Richard Silver : Hình panorama New York Churches


Bộ ảnh cho thấy kiến trúc tuyệt đẹp của mái vòm các nhà thờ nổi tiếng ở New York, được chụp bằng thủ pháp panorama dọc.


Nhà thờ với mái vòm uốn cong đậm chất Gothic

Mái vòm hoành tráng của nhà thờ Grace ở Manhattan

Nhà thờ Trinity với mái vòm dạng hình học cầu kỳ

Panorama là ảnh chụp góc rộng, thường gồm nhiều ảnh nhỏ ghép lại với nhau. Nếu ảnh panorama theo chiều ngang có thể bao quát toàn bộ khung cảnh thì ảnh panorama dọc lại làm nổi bật được chiều cao của cảnh quan.

Nếu người chụp muốn “thâu tóm” trong ảnh toàn bộ mái vòm của một công trình có chiều cao lớn thì panorama dọc chính là lựa chọn tuyệt vời.


Các nhà thờ thường có kiến trúc đồ sộ (cao 30 - 60m) và thiết kế mái vòm tinh xảo...


… vì thế tác giả đã chọn thể loại ảnh panprama dọc để tôn vinh vẻ đẹp của chúng



Để thực hiện mỗi bức ảnh, trước hết tác giả chụp nhiều ảnh nhỏ theo thứ tự dọc từ cửa chính, qua hàng ghế, đến bệ thờ rồi ngược lên vòm mái. Sau đó ông chọn khoảng 6 - 10 ảnh rồi dùng Photoshop “khâu” chúng lại với nhau.


Mái vòm làm toát lên vẻ đường bệ, uy nghi của nhà thờ

Khi thì được thiết kế nhẹ nhàng, thanh thoát...

… khi lại được trang trí hoa mỹ bằng nhiều tranh vẽ, phù điêu...


New York là thành phố đa tôn giáo, đa sắc tộc với khoảng 400 nhà thờ lớn nhỏ, từ nhà thờ Kitô giáo, Do thái giáo, Hồi giáo đến các đền thờ thần của người Hy Lạp, người Nga, người gốc Phi... Trong đó, nhà thờ Kitô giáo là phổ biến và ấn tượng nhất. 

Bên cạnh phần mặt tiền thì mái vòm là bộ phận tập trung nhiều nhất tinh hoa kiến trúc của mỗi nhà thờ. Kích thước và trang trí của nó sẽ tiết lộ không ít về quy mô hay mức độ tinh tế của thiết kế nhà thờ đó. 

Tác giả cho biết, ngoài nhiếp ảnh thì kiến trúc và du lịch cũng là niềm đam mê khác của ông. Ông còn tâm sự: “Ước gì tôi đã tìm ra nó (ảnh panorama dọc) sớm hơn. Thật đáng tiếc vì trong nhiều năm qua tôi đã đi qua hàng trăm nhà thờ, đền chùa và thánh đường Hồi giáo, nhưng thà muộn một chút còn hơn không”.

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Tấm khăn đen bịt mắt tử tội : Hiệp định Paris 27-1-1973



Những ngày cuối năm 2012, trang web BBC đưa tin tập đoàn Bắc Bộ Phủ tiến hành lễ kỷ niệm 40 năm "Điện Biên Phủ trên không" qua đó cũng nhắc đến Hiệp Định Paris 1973 Về Việt Nam được ký kết hơn ba tuần sau khi chiến dịch Linebacker II chấm dứt.

Đọc những bài văn sặc mùi tuyên truyền tổng hợp từ những bài viết tạp nham trên báo Việt Cộng ở miền Bắc từ mấy chục năm trước và những bản tin trong nước hiện nay đăng trên trang mạng, người ta đều nhận thấy hiện trạng bế tắc, tiến thối lưỡng nan, thù bạn khó biết trong chính trị, ngoại giao và quân sự của tập đoàn cộng sản Bắc Bộ Phủ hiện nay.

Những bài báo này kéo chúng tôi trở lại với quá khứ, khoảng 40 năm về trước,  khi chúng tôi còn đầu xanh tuổi trẻ, ngồi đọc những bài báo nói về "trận Điện Biên Phủ trên không" trên tờ Nhân Dân trong lúc đang "học tập trao đổi trao trả", lòng đầy thù hận, xăm soi từng dòng chữ để tìm cách suy diễn nhằm củng cố lý luận cho phù hợp với thực tế rồi lại trăn trở chờ đợi tin đình chiến ở trại sơ tán Tân Lập, Vĩnh Phú.

Thời gian tiếp theo, những người tù binh VNCH và Mỹ ở Bắc Việt đã đón tin đình chiến vào ngày 27 tháng giêng năm 1973, dĩ nhiên là với hy vọng tràn trề nhưng niềm vui bột phát rồi chững lại vì những bất trắc khôn lường khi còn nằm trong đất giặc vẫn phải đối diện thù mưu mô tráo trở, hèn hạ của bọn cộng sản…

Sau khi di chuyển từ trại Tân Lập về trại Hà Tây, tình cờ hội ngộ với ông Nguyễn văn Đãi, Bảo Lộc vài ngày rổi cùng chuyển vào trại Ba Sao được hơn tuần, bản thân tôi lập tức phải trả giá cho những hành động chống đối ngấm ngầm lẫn công khai trong quá khứ mấy năm tù tội.

Chiều 30 tết năm Nhâm Tý (1972- 1973) sau khi hiệp định vừa ký gần tuần lễ, đoàn công tác của Bộ Nội Vụ VC ra lệnh tách tôi khỏi nhóm tù tứ xứ mới tập hợp về trại Ba Sao, Kim Bảng, Nam Hà đưa đi biệt giam. Nằm tại khu vực cấm cố biệt lập ngay trên ngọn đồi nhìn xuống nhà kho trại Ba Sao. Tôi đọc đi, đọc lại toàn văn điều khoản (8a) trong Hiệp Định Paris nói về trao trả; theo dõi việc thực hiện qua hình ảnh những đợt phi công Mỹ được hồi hương ở Gia Lâm đăng trên báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân của VC, rồi tự trấn an bằng cách cố gắng tưởng tượng ra một tương lai lạc quan nhất cho bản thân. Nhưng chuyện đó đã không bao giờ xảy ra. Thay vì trở lại cùng với những bạn tù, được trả về với chính thể VNCH; tôi được bọn VC đày lên một vùng cao nguyên, cao nhất nước Việt Nam, cao hơn mực nước biển đến mấy nghìn mét thuộc vùng Tây Côn Lĩnh, Hà Giang - trại Cổng Trời -.

Đây là một trường hợp trắng trợn duy nhất, cộng sản tung ra một đòn chí tử phủ chụp tâm hồn, tư tưởng và thể xác của người tù đơn độc ở miền Bắc.. nhằm đè bẹp ý chí phản kháng của những người tù còn lại.

Đình chiến mà không được trao trả thì những người tù binh chỉ còn chờ chết dần, chết mòn trong vô vọng. Và sự thật chúng tôi đã chết theo mệnh nước, chết theo thể chế VNCH 30-4-1975. Nhưng trong sự đổ vỡ,  con người cũ đã tái sinh để cùng chia sẻ một hành trình mới khổ nhục và đau đớn của một dân tộc bị phản bội….

Cách đây mười năm, nhân dịp 30 năm Hiệp Định Paris về Việt Nam chúng tôi đã viết trong bài "Không Thề Nào Quên" với đoạn kết như sau :

"Bao nhiêu gian khổ, nhục hình đã qua từ ngày đó. Hiệp Ðịnh Paris về Việt Nam chẳng có chút hiệu lực nào đến với anh em Gián Ðiệp Biệt Kích chúng tôi. Và tất cả những nhận biết của chúng tôi về bản Hiệp Ðịnh này đều thông qua những trích đoạn trong một số bài đăng trên báo Nhân Dân và Quân Ðội Nhân Dân của bọn Cộng Sản nhằm vu khống và bêu riếu chế độ Việt Nam Cộng Hòa....

Sau này, khi ra khỏi trại giam rồi qua đến Hoa Kỳ. Nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều tài liệu được giải mật và những văn tự của Hiệp Ðịnh cùng với những biến động thực tế của lịch sử. Tôi nhận thấy quả tình Hiệp Ðịnh này là một vết nhơ không thể bôi xóa và cũng là một cái nhục cho các quốc gia đã ký vào bản Ðịnh Ước. Trong bốn bên ký kết bản Hiệp Ðịnh ngày 27 - 1 - 1973 ngày hôm nay chỉ còn hai.

Hiệp định Paris về Việt Nam!

Ðó là kết thúc đáng buồn cho những lời cam kết, hứa hẹn của Hoa Kỳ sau khi đã tìm đủ mọi cách, kể cả sát hại Tổng Thống Ngô Ðình Diệm để nhằm mục đích đưa quân vào chiến đấu tại Việt Nam.

Tiến sĩ Henry Kissinger, như người ta thường ca tụng là một nhà ngoại giao lỗi lạc nhưng thật ra theo tôi, hắn chỉ là một thứ thuyết khách mạt hạng nhất tự cổ chí kim.

Ngoại giao mà đi thương thuyết để rồi xóa bỏ hết thành quả xương máu của hơn 58.000 quân nhân Hoa Kỳ đã hy sinh để bảo vệ thành trì của thế giới tự do. Ðó là chưa kể đến tính mạng của những quân nhân các nước Ðồng Minh khác và hàng triệu quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

Ðấu trí mà không hiểu rõ đối phương đến nỗi hậu quả là cho tới ngày hôm nay còn chưa biết rõ tông tích bao nhiêu người Mỹ bị giữ làm con tin không trao trả. Thương thuyết để bức tử cả một quốc gia đồng minh thừa quyết tâm chống Cộng như Việt Nam Cộng Hòa để chiều theo ý đối phương như vậy nếu nói là tài năng xuất sắc thì ắt hẳn cần phải xem xét lại....

Henry Kissinger cùng "ê kíp" cầm quyền tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và bọn phản chiến thuở ấy đã vay một món nợ "Máu và Danh Dự" không biết bao giờ mới trả lại được cho dân tộc Việt Nam chứ đừng nói rằng chúng ta phải thọ ơn họ.

Gần ba thập kỷ đổ xương máu để chặn đứng làn sóng Ðỏ tại Ðông Nam Á là chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Chính sự sụp đổ của chúng ta đã trở thành bài học giúp cho các quốc gia trên thế giới thấy rõ giá trị của Ý Thức Hệ Tự Do để kịp thời củng cố, tồn tại và chiến thắng cộng sản. Chính dân tộc Việt Nam đã chịu nạn cho Thế Giới và cứu rỗi cho Nhân Loại...

Mặc dù cơn sóng dữ đã làm vỡ đập nhưng sức của cơn lũ đã yếu không còn bao nhiêu tác hại.

Sau Nixon, tổng thống Reagan có tạo nên nhiều biến đổi về chiến lược dẫn tới sự sụp đổ của khối Cộng nhưng cho đến nay dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong kiếp sống mông muội dưới sự cai trị hà khắc của Cộng Sản.

Hầu như Việt Nam ngày nay đã trở thành một quá khứ, một món nợ không ai còn muốn nhắc tới..... nhưng Cuộc Chiến Tranh Việt Nam đã đi vào lịch sử.... Món nợ lịch sử vẫn còn đó. Thất bại ở Việt Nam là thất bại của Chủ Nghĩa Thực Dụng Phản Trắc của Hoa Kỳ mà dân tộc Việt Nam chính là nạn nhân.

Hiệp Ðịnh Paris về Việt Nam là một kết thúc Không Có Hòa Bình và cũng Chẳng Có Danh Dự như ai đã từng cao rao. Thế mà vẫn có kẻ kêu đòi chúng ta phải "Tây Phương Hóa".

Tây phương ư ! Xin nhìn kỹ lại! Chẳng có chính nhân và cũng không có quân tử. Chỉ có nền văn hóa của DÂN TỘC chúng ta mới thực sự tạo ra những "kẻ sĩ" biết trọng tín nghĩa, cương thường./."

Trong phạm vi một bài làm nền mỗi tuần cho tờ tuần báo Chính Nghĩa chúng tôi chỉ ngắn gọn bởi có dài dòng chi li, khúc chiết thêm bằng vô ích.

Sau một giai đoạn ồn ào rồi lắng xuống vì những ý tưởng phi thực tế, thời gian gần đây một  nhóm người lại rộ lên việc đòi khôi phục Hiệp định Paris. Những nhóm người này chắc chắn mắc bệnh hoang tưởng, háo danh, hay định mưu đồ trục lợi khi họ luôn luôn tái diễn sự ngu xuẩn cũ rích qua những hành xử phường tuồng, bày vẽ ra những trò ngớ ngẩn vì những mà hề như vậy không thể nào đạt tới một kết quả nào.

Công luận đã có phản ứng.. Ông Nguyễn Quốc Khải với hai bài liên tiếp đã nói lên được chứng minh được tính chất bất khả thi, hoang tường của việc kêu gọi khôi phục Hiệp Định Paris 1973. Tiếp theo là bài của ông Lê Quế Lâm trích dẫn, tổng hợp tài liệu để dẫn chứng trường giang đại hải với  kết cuộc chỉ là một sự quy trách chủ quan.

Nếu không có bài viết của những vị này, chúng tôi cũng phải lên tiếng trong tư cách một trong những người nằm trong bóng tối lịch sử của chiến tranhViệt Nam, nạn nhân trực tiếp của sự phản bội từ tất cả các phía, đặc biệt là sự ngu dốt của những người làm trách nhiệm liên quan đến Hiệp Định Paris 1973 thuộc phía Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.

Đối với chúng tôi bản  Hiệp Định Paris về Việt Nam 27-1-1973 chỉ là một sản phẩm rác rưởi của lịch sử, chúng tôi sẽ viết trong phần sau, trước tiên chúng tôi xin đi vào xem xét việc thực hiện, thi hành một chương rất quan trọng của Hiệp Định Paris 1973, đó là chương ba III trích dẫn dưới đây để mọi người tham chiếu.

TRÍCH :

Chương III : VIỆC TRAO TRẢ NHÂN VIÊN QUÂN SỰ BỊ BẮT, THƯỜNG DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÀ NHÂN VIÊN DÂN SỰ VIỆT NAM BỊ BẮT VÀ GIAM GIỮ

Điều 8 :

a) Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân nói trong Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài của các bên bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.

b) Các bên sẽ giúp đỡ nhau tìm kiếm tin tức về những nhân viên quân sự của các bên và thường dân nước ngoài của các bên bị mất tích trong chiến đấu, xác định vị trí bảo quản mồ mả của những người bị chết, nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho việc cất bốc và hồi hương hài cốt và có những biện pháp khác cần thiết để tìm kiếm tin tức những người còn coi là mất tích trong chiến đấu.

c) Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày hai mươi tháng bảy năm một nghìn chín trăm năm mươi tư. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ  làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực.

HẾT TRÍCH

Trong lĩnh vực chính trị , quân sự, ngoại giao xét theo thực tế của lịch sử nhân loại một Hiệp Định, Hiệp Ứơc, Hòa Ứơc  chỉ có giá trị khi cán cân lực lượng và ý chí của các phía tạm gọi là thăng bằng. Nếu có những sự việc mới nảy sinh, chi phối khiến tình trạng thăng bằng bị mất đi, đương nhiên hiệp định bị xé bỏ. Vì thế khi ký 

kết hiệp định việc trước tiên là chấm dứt chiến sự, rút quân theo kết ước và giải quyết vấn đề tù binh quân sự và nhân viên dân sự nhanh chóng do đây là VẤN ĐỀ VÔ CÙNG QUAN TRỌNG THỂ HIỆN TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI VÀ Ý CHÍ ĐOÀN KẾT TRONG MỘT QUỐC GIA nhưng phía VNCH đã không làm được.


Căn cứ vào thực tế lịch sử, thế chế VNCH từ  Tổng Thống và những người lãnh đạo VNCH, Bộ Tổng Tham Mưu, Bộ Quốc Phòng  QLVNCH, đã thiếu sót, đã vô 

trách nhiệm, bỏ rơi hoàn toàn những tù binh quân sự, dân sự của VNCH bị địch giam giữ ở Miền Bắc. Đối diện với kẻ thù xảo quyệt Việt Cộng những người phụ trách bàn thảo trao trả, tiếp nhận của VNCH và Hoa Kỳ trong Uỷ Ban Liên Hiệp Bốn Bên chỉ là những chú cừu non trước đàn cáo dữ.

Sáu mươi ngày điều 8a hiệp định về trao đổi, trao trả đang có hiệu lực, thay vì phía VNCH phải cử người có mặt đến Bắc Việt tìm hiểu, đòi hỏi điều tra các trại giam tù binh ở Bắc Việt, phải sưu tra để có bản danh sách tối thiếu yêu cầu đối phương đáp ứng. Mỗi khi có đợt trao trả các bên phải bàn vào chi tiết, giữ nguyên tắc công bằng như "một đổi một" không giao người nhiều cho đối phương. Số dư giữ lại phòng hờ dành cho việc khác hoặc phóng thích khi cần tuyên truyền cho mục đích nhân đạo. Nhưng thực tế tuyệt nhiên không có chỉ thấy giao nhận rất chiếu lệ. 

Phía Việt Nam Cộng Hòa chỉ có một sự việc người thời đó cho là nổi nang, đắc ý nhất là chuyện ba anh sĩ quan "cả ngố" Phạm Huấn, Đinh Công Chất, Dương Phục trong  Ủy Ban Liên Hiệp Bốn Bên ra tận Hà Nội tham dự bưổi trao trả tù binh Hoa Kỳ, khi về đến Sài Gòn,  Phạm Huấn chụp được một vài tấm hình đăng báo, viết lách lăng nhăng vớ vẩn, chê bai thành phố Hà Nội, chuyện mà ai cũng biết từ khuya, rồi khoe việc anh ta đã ủy lạo tinh thần bằng cách tán dương một tù binh Phi Công Mỹ : (tôi đã nghiêm trang nói với họ : "Các anh là những anh hùng của nước Mỹ, các anh đã hy sinh cho sự đứng vững của VNCH và cả thế giới tự do nữa". Người tù binh Mỹ đang xát xà bông đã đứng nghiêm chào tôi theo quân cách, những giây phút này muôn vàn xúc động.) rồi khi diễn kịch  phỏng vấn về tù binh VNCH đọc nguyên văn câu hỏi và câu trả lời của anh bồi bút Phạm Huấn thấy chua chát cho số phận những người tù binh VNCH đang nằm trong nhà tù của Việt Cộng ở Bắc Việt : (- Hồi nãy anh Phạm Huấn có nói về chuyến đi thăm anh em tù binh Mỹ ở Hỏa Lò tôi thắc mắc là ở đó có anh em quân đội mình bị bắt giữ hay không ? 

- Tôi không thấy bóng dáng một chiến hữu nào của ta bị họ giam giữ ở đó cả.) (thật sự thời gian đó ở Hỏa Lò có hai phi công VNCH là Phan Thanh Vân và Nguyễn Quốc Đạt. Mấy anh cả ngố Phạm Huấn, Đinh Công Chất, Dương Phục làm sao mà biết được).

Tất cả hoạt động của chính thể VNCH trong cuộc đấu tranh đòi hỏi trao trả những người của quân đội và dân sự VNCH bị phía Bắc Việt giam cầm chỉ có thế nên xem như phía VNCH hoàn toàn thua thiệt. Bộ phận làm công tác này ngu đẩn đến nỗi lần trao trả, trao đổi tù binh nào phía Việt Nam Cộng Hòa nhận được rất ít  người của mình trong khi thả tù binh Việt Cộng về đông gấp hàng chục lần.


Thậm chí lần trao trả cuối cùng vào ngày 21/3/1973 ở sông Thạch Hãn, bên Việt Nam Cộng Hòa thả 1200 tên Việt Cộng ác ôn nhưng chỉ  nhận được có ba người của mình khiêng về trên cáng. Tổng kết việc thi hành Hiệp Định Ba Lê 1973 về trao trả nhân viên dân sự-quân sự bị bắt và giam giữ (Chương 3, điều 8, khoản a,b và c), trong 4 đợt từ ngày 12 tháng 2 năm 1973 đến ngày 7 tháng 3 năm 1973, phía chính quyền miền Nam VNCH đã trao trả cho phía Việt Cộng (gồm Cộng Sản Bắc Việt và bọn Cách Mạng Lâm Thời) 31.961 tên cả nam lẫn nữ (gồm 26.880 cán binh và 5.081 tù chính trị).

Việt Cộng chỉ trao trả cho chính quyền miền Nam VNCH 5.428 viên chức-quân nhân. Chúng  trắng trợn không nhận giam giữ các tù binh Biệt Kích nhẩy toán ra Bắc, những người bị bắt trong Tết Mậu Thân, tù binh VNCH trong chiến dịch Lam Sơn 719  Nam Lào và khắp các chiến trường quan trọng ở Miền Nam đưa ra miền Bắc. Thực tế cho thấy trừ một số hẩm hiu chết vì bệnh tật trong chế độ nhà tù tàn ác, mọi rợ của Việt Cộng, tất cả những người tù binh  bị bỏ rơi này đều trở về sau khi miền Nam tiêu vong hàng chục năm và không có ai đầu phục cộng sản. Những người này thực sự đã bị đồng đội và chính thể Việt Nam Cộng Hòa phản bội một cách tàn nhẫn nếu không nói là ngu xuẩn, vô trí.

Đấu tranh trực diện với kẻ thù qua một bản hiệp định văn ngữ minh bạch còn thua sát ván, chẳng hiểu ngày hôm nay những anh luật sư không hành nghề còn mơ mộng khôi phục Hiệp Định Paris 27-1-1973 làm gì? Trong khi đối với chúng tôi Hiệp định Paris về Việt Nam chỉ là bức tranh "hòa bình trong danh dự" giả tạo của Kissinger và Nixon vẽ ra để lừa dối dân chúng Hoa Kỳ và nhân loại. Đối với đồng minh Việt Nam Cộng Hòa thực tế cho thấy bản hiệp định này chỉ là miếng vải đen bịt mắt tử tội VNCH trước khi đưa lên đoạn đầu đài.

Như chúng tôi đã nói ở phần trên : Tất cả mọi hiệp ước, hòa ước, các cam kết, định ước chỉ tồn tại, có giá trị khi cán cân lực lượng thăng bằng. Ngày nay Người Việt Hải Ngoại lấy gì làm thực lực để làm đối trọng với VC vốn tôn sùng bạo lực khủng bố, khởi xướng phát động đấu tranh giai cấp.  

Hơn ai hết những người hiểu biết về luật pháp chưa cần là "luật gia!!!" đều hiểu rằng một sự việc muốn đạt tới thành công đòi hỏi rất nhiều điều kiện không phải chỉ riêng "TÍNH HỢP PHÁP" mà còn phải đáp ứng được ít nhất là TÍNH HỢP LÝ.

40 năm trước bản Hiệp Định Paris Về Việt Nam "CHỈ LÀ MỘT TRÒ LỪA ĐẢO" để đạt mục đích nhất thời của Hoa Kỳ, giá trị của bản hiệp định đối với Hoa Kỳ không hơn mấy tờ giấy vệ sinh; sau khi đã dùng xong (vứt vào bồn cầu, kéo nước). Đối với nền đệ nhị VNCH thì đó là bản án tử hình tiệm tiến. Vậy thử hỏi ngày hôm nay đám người kêu gọi đòi khôi phục lại Hiệp Định Paris 27-1-1973 có phải là quá sức ngốc nghếch hay không?

Tại sao chúng tôi dám nói Hiệp Định Paris Về Việt Nam 27-1-1973 chỉ là một trò lừa đảo của Hoa Kỳ và Việt Cộng vì ngay trong thời gian ngắn ngủi ở bên nhau tại Ba Sao, những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng giam giữ đã nhìn thấy sự bất hợp lý và tính mong manh của bản Hiệp Định.

Trong tác phẩm "Ánh Sáng và Bóng Tối" Nhà văn Hoàng Liên, bút hiệu của cụ Nguyễn văn Đãi, Đại Biểu Hành Chánh vùng I Chiến Thuật bị bắt vào Tết Mậu Thân và đưa ra Bắc đã ghi lại những ý kiến bàn bạc giữa những người tù với nhau : "Tôi thấy hiệp định này bất lợi cho Việt Nam Cộng Hòa. Cứ duy trì quân đội giải phóng  miền Nam, nghĩa là quân đội miền Bắc, cho chúng đóng tại chỗ, thì chúng sẽ tiếp tục phá hoại….…. hiệp định này chỉ là giải pháp tạm thời……tình hình sẽ trở nên phức tạp……ký kết hiệp định là một việc, tôn trọng hiệp định là một việc khác….. Mình bắt của chúng nó khá nhiều người. Chúng nó phải thả người của chúng ta về, chúng ta mới thả người của chúng nó…"

Những ý kiến đấy cho thấy Hiệp định Paris về Việt Nam là một bản hiệp định đáng phỉ nhổ mà phía Việt Nam Cộng Hòa đã ký vào. Quá đủ rồi các vị lãnh đạo thối tha của VNCH còn sống sót và những luật gia chuyên nghề nói phét. Nếu quý ngài chỉ cần nghĩ được như những người tù VNCH ở Bắc Việt năm 1973. Chưa chắc 30 – 4- 1975 vào được Sài Gòn.


Việc quốc gia đại sự, tranh quyền cướp nước , quyết định sống chết, vinh nhục của hàng triệu gia đình, là sự tồn vong của cả một đất nước dân tộc mà hoàn toàn do ngoại bang quyết định cho thấy đó là một quốc gia mất tự chủ, lệ thuộc vào ngoại bang để tồn tại thì thành phần lãnh đạo chỉ là một lũ tay sai.
Trong cuộc chiến ở Việt Nam cả hai tập đoàn lãnh đạo ở Miền Bắc cũng như Miền Nam đều là những tập đoàn thừa sai của các thế lực quốc tế.  Hiển nhiên nếu không có vũ khí của Mỹ và Nga Sô, người Việt Nam chỉ có thể giết nhau bằng súng hỏa mai, thần công "uống thuốc bắc", tầm vông vạt nhọn và mã tấu.

Đại tướng Cao Văn Viên đã viết : "Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ làm theo họ mà thôi!".


Bởi lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ nhưng không chịu nghe lời Hoa Kỳ nên hai anh em Ngô Đình Diệm phải chịu thảm tử. Khi bọn tướng phản loạn ngửa tay nhận tiền của Mỹ để làm binh biến là cánh cửa hỏa ngục đã mở. Việt Nam nhanh chóng biến thành nơi tiêu thụ vũ khí, bom đạn thặng dư từ đệ II Thế Chiến và thí nghiệm vũ khí mới. Hoa Kỳ hí hửng, hấp tấp  đến nỗi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tự động đổ bộ vào Đà Nẵng trước khi Phan Huy Quát buộc phải sai Bùi Diễm viết văn bản hợp thức hóa.

Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét : "Người Mỹ đã thay thế Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ 19, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á. Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès... chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa.

Nhìn lại diễn trình lịch sử hai nền Cộng Hòa ở miền Nam nhận xét trên hoàn toàn không có gì sai. Đó là nguyên nhân tại sao thể chế của Nguyễn văn Thiệu trước đây đã nhắm mắt ký vào bản án tử hình cho nền Đệ Nhị Cộng Hòa là bản hiệp định Paris về Việt Nam 27-1-1973.

Hoa Kỳ không ngu để bị lừa khi thừa nhận Mặt Trận Ác Ôn Côn Đồ Giải Phóng Miền Nam Việt Nam vốn chỉ là phó sản của VC dựng lên để thi hành kế hoạch chiếm nốt miền Nam. 80% lực lượng cộng  quân tham chiến ở miền Nam là quân đội Bắc Việt. Để nguyên cục bướu ung thư này ở miền Nam, tốt hơn không nên ký hiệp định nếu không muốn thực thi hiệp định.

Cộng sản ký hiệp định với mục đích đuổi người Mỹ ra khỏi Đông Dương. Hoa Kỳ ký hiệp địnhlà "bỏ con săn sắt bắt con cá rô". Vấn đề vũ khí thặng dư đã giải quyết xong. Cánh cửa thâm nhập vào thị trường Hoa Lục đã mở. Tuy nhiên Hoa Kỳ phải tạo cho Việt Nam thống nhất sớm để chuẩn bị cho thời kỳ cả nước Việt Nam đánh thuê cho Hoa Kỳ trong tương lai.

Phải ngồi vào bàn hội nghị, Việt Nam Cộng Hòa đã lép vế khi bị Hoa Kỳ ép phải thừa nhận bọn MTDTGPMNVN.

Suốt thời gian bàn thảo Việt Nam Cộng Hòa ở trong thế một chống bốn đó là Hoa Kỳ. Việt Cộng, Mặt Trận và dư luận phản chiến thế giới. Ký hiệp định xong Việt Nam Cộng Hòa ở trong thế một chống năm, do có thêm "hội đồng" được Hiệp định chỉ rõ trong chương IV, điều 12, khoản a, là  "Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc".

trích dẫn

Điều 12 :

a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia  hòa giải và hòa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức mình để thực hiện việc này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là hòa bình, độc lập và dân chủ.

b) Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đã nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thuơng mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phuơng theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.

hết trích

Suy cho cùng vận nước mạt đến thế là do hậu quả của  sự mất tự chủ do ý thức nô lệ và tinh thần vong bản vọng ngoại phản chủ, phản quốc. Sau hiệp định Geneve 1954, lực lượng quốc gia Việt Nam trở thành một hài nhi bệnh tật sống nhờ vào nguồn sữa mẹ Hoa Kỳ. Bà mẹ có cho bú thì em bé mới ngủ yên, thiếu sữa thì khóc thét lên giẫy giụa, dứt luôn không cho bú nữa thì thở hơi cuối cùng.


Tính từ khi ký Hiệp định vào ngày 27-1-1973 về sau dù hòa hay chiến Việt Nam Cộng Hòa cũng không tồn tại. Tuy nhiên chết theo kiểu không đánh mà chạy rồi kết thúc vào ngày 30- 4- 1975 quả là nhơ nhuốc.

Nhìn ra thế giới không phải chỉ riêng trường hợp Việt Nam Cộng Hòa nằm trong cái nôi, núp dưới cái ô của Mỹ. Đài Loan, Đại Hàn, Phillipines cũng nằm trong sự bảo trợ của Hoa Kỳ, quốc gia nào cũng có sự qua phân Quốc Cộng nhưng để bị đánh bật gốc ra khỏi quê hương không còn tấc đất cắm dùi chỉ có dân Việt Nam.

Một đất nước mà thành phần lãnh đạo chỉ tranh ăn, phản chủ, giặc đến thì đào tẩu chạy theo ngoại bang, mà thoi thóp đến 1975 cho thấy đã làm hao  tổn tài nguyên đất nước qua việc hoang phí biết bao xương máu tính mạng của những người lính.

Ngày nay bọn này còn hoang tưởng với giấc mơ khôi phục lại Hiệp Định Paris 27-1-1973.

Lịch sử không bao giờ đứng lại, và thực tế dân tộc Việt Nam không bao giờ chấp nhận cộng sản, những Người Việt Quốc Gia chân chính có thất cơ, lỡ bước lưu vong nhưng không lỗi đạo với quốc gia dân tộc. Cuộc chiến Quốc Cộng chưa tàn, Lằn Ranh Quốc Cộng vẫn còn đó. Tinh thần quốc gia dân tộc vẫn tiềm phục trong lòng người dân quốc nội chờ đợi một ngày quật khởi, loại trừ chủ nghĩa Mác Lê, xóa bỏ chuyên chính vô sản, khôi phục lại toàn vẹn đất nước. 

Hiện trạng Việt Nam cho thấy chỉ có những cuộc nổi dậy đồng bộ từ trong nước mới khả dĩ làm xoay chuyển tình thế, tạo ra một cuộc cách mạng mới để phục hưng dân tộc và không có cuộc đảo chính nào từ các lực lượng bên ngoài lật đổ được những nhà nước cộng sản, ngoại trừ những phân hóa và đối đầu giữa các phe phái trong nội bộ của họ. Như thế rõ ràng "Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam" phải do chính dân tộc Viêt Nam tự quyết định lấy. Chúng ta không nên nuôi huyễn tưởng rằng những cuộc đấu tranh cách một đại dương này là mặt trận chính quyết định được vận mệnh lịch sử của dân tộc Việt Nam. 

Lịch sử chúng ta có những cái tên từng nhờ ngoại bang quyết định hộ vận mạng của dân tộc được lưu xú vạn niên như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Thảm họa của dân tộc hiện nay không ngoài hậu quả của hành động "rước voi về giày mả tổ" của Nguyễn Phúc Ánh tạo ra tư tưởng vong bản và nô lệ vọng ngoại đến cùng cực. Bọn cướp được nước thì muốn bán nước cho Tàu, bọn bị mất nước chẳng có tấc đất cắm dùi lại muốn bán nước cho Mỹ. Khốn khổ cho dân tộc Việt Nam, thời nào cũng bị bán đứng! 

Lịch sử đã chứng minh không một đám ngoại nhân nào yêu thương đất nước, dân tộc  của chúng ta nếu chính chúng ta không biết yêu thương lấy đất nước và dân tộc của mình. Dân tộc Việt Nam phải tự quyết định lấy vận mệnh của mình chứ không thể van nài, cầu xin được trở thành quân cờ phục vụ cho lợi ích của ngoại bang và những thế lực quốc tế.

Kim Âu
Không Thể Nào Quên II
Jan 07/2013

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Dáng Lụa - Thái Tuấn


Với bộ sưu tập mới cao cấp, đột phá, lần đầu tiên được thiết kế trên công nghệ in hiện đại – Digital, đặc biệt được giới thiệu trong chương trình Paris By Night 106. Trúc và Sen và hai hoa văn được thiết kế, sắp xếp theo bố cục mới trên từng chiếc áo dài. Lấy cảm hứng theo từng dòng thời gian trong ngày: Sáng – Trưa – Chiều – Tối, mỗi bộ trang phục là một cách thể hiện với những cảm xúc khác nhau, mang lại nét độc đáo cho cả Bộ sưu tập.

Bộ sưu tập "Dáng Lụa" còn khắc họa nên bức tranh hòa quyện giữa hiện đại và truyền thống. Cho dù ở nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vẫn luôn tồn tại trong lòng người Việt Nam.



Thập Ngv

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Còn ai thương dân tôi - Phan Văn Hưng


Còn ai thương dân tôi
Sáng tác Phan Văn Hưng
Trình bày Thanh Trúc & Phan Văn Hưng



1-
Còn ai thương dân tôi
Đang đau khổ một trời
Đang cúi đầu im tiếng
Ngậm buồn mà nghe giọt nước mắt rơi… xuống đời

Còn ai thương dân tôi
Sau cuộc chiến rã rời
Sau trăm nghìn mất mát 
Vết thương sao vẫn còn rỉ máu tươi…. chưa thôi

Có ai thấy em thơ
Mắt xanh hoen lệ mờ
Đi trong ngày đói khát
Đi trong trời bơ vơ

Ai thấy mẹ mỏi mòn
Ngồi mà nhớ đứa con
Bị mang đi một buổi
Nay biết mất hay còn

Có ai thấy bây giờ
Cha già tóc bạc phơ
Da nhăn niềm tủi phận
Môi khô héo mong chờ

2-
Còn ai thương dân tôi
Đang đau khổ một trời
Đang cúi đầu im tiếng
Ngậm buồn mà nghe giọt nước mắt rơi… xuống đời

Còn ai thương dân tôi
Sau cuộc chiến rã rời
Sau trăm nghìn mất mát 
Vết thương sao vẫn còn rỉ máu tươi…. chưa thôi

Có ai thấy em thơ
Mắt xanh hoen lệ mờ
Đi trong ngày đói khát
Đi trong trời bơ vơ

Ai thấy mẹ mỏi mòn
Ngồi mà nhớ đứa con
Bị mang đi một buổi
Nay biết mất hay còn

Có ai thấy bây giờ
Cha già tóc bạc phơ
Da nhăn niềm tủi phận
Môi khô héo mong chờ

Nhạc đệm...

3-
Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành

Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành

Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao... đành !

(Guillaume PHAN chép lại lời)

---

Còn ai thương dân tôi
Sáng tác Phan Văn Hưng
Medley/La souffrance des miens
Hạnh Quỳnh dịch sang Pháp ngữ

Trình bày Hạnh Quỳnh & Lê Như Kha


Du fond de ta prison, des cris "Liberté"
Et tu paieras par ce nom le droit de t'en aller
Alors, chantes mon frère, chantes !

La rosée du matin brisera tes chaînes
Chantes mon frère, chantes !
La première pluie est signe d'espérance

Còn ai thương dân tôi
Đang đau khổ một trời
Đang cúi đầu im tiếng
Ngậm buồn mà nghe giọt nước mắt rơi… xuống đời

Còn ai thương dân tôi
Sau cuộc chiến rã rời
Sau trăm nghìn mất mát 
Vết thương xưa sao vẫn còn rỉ máu tươi…. chưa thôi

Mais aujourd'hui, qui se souvient de la souffrance ceux des miens
Qui se souvient de toi mon peuple
Où mon peuple, dans le silence et la douleur, tu écoutes tes pleurs... tomber... 
sur le noir de tes nuits

Có ai thấy em thơ
Mắt xanh hoen lệ mờ
Đi trong ngày đói khát
Đi trong trời bơ vơ

Mais aujourd'hui, qui se souvient de la souffrance ceux des miens
Qui se souvient de toi l'enfant
Où l'enfant, tu sais déjà pourquoi tu pleures, toi l'enfant du désarroi... 
et de la peur

Ai thấy mẹ mỏi mòn
Ngồi mà nhớ đứa con
Bị mang đi một buổi
Nay biết mất hay còn

Mais aujourd'hui, qui se souvient de la souffrance ceux des miens
Qui se souvient de toi ma mère
Où ma mère, les jours d'attente, on voilait son regard, et pourtant tu attends...
qu'ils te reviennnent ce fils qu'ils ont tant donné un soir

Có ai thấy bây giờ
Cha già tóc bạc phơ
Da nhăn niềm tủi phận
Môi khô héo mong chờ

Mais aujourd'hui, qui se souvient de la souffrance ceux des miens
Qui se souvient de toi mon père
Où mon père, le désespoir a posé sur tes cheveux le blanc de l'hiver,
sur ton visage, cerise des amers, et sur tes lèvres le goût la sandre

Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành

Đã nghe tiếng xích xiềng
Vang niềm đau chân chị
Đã thấy rõ cùm gông
Trĩu uất hận tay anh

Mà làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành
Làm ngơ sao đành

Chantes mon frère, chantes !
Demain, la rosée du matin brisera tes chaînes
Chantes mon frère, chantes
La première pluie est signe d'espérance

Chantes mon frère, chantes !
Demain, la rosée du matin brisera tes chaînes
Chantes mon frère, chantes
La première pluie est signe d'espérance...

Chantes mon peuple, chantes !
Demain, la rosée du matin brisera tes chaînes
Chantes mon peuple, et crie...
Liberté !

(Guillaume PHAN chép lại lời)